- Viêm họng là bệnh gì?
Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau.
Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm họng. Đau họng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì cổ họng sẽ đau hoặc nóng, khiến bạn khó ăn.
Tuy nhiên, đau họng cũng là triệu chứng phổ biến của một số bệnh khác hoặc xảy ra do các tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như cúm, sốt và bệnh mononucleosis.
- Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng là gì?
Nếu bạn bị đau họng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong cổ họng. Các triệu chứng khác xuất hiện thường phụ thuộc vào nguyên nhân. Các triệu chứng thông thường như:
- Đau họng
- Sốt
- Nhức đầu
- Đau khớp và đau cơ
- Phát ban da
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
Do các triệu chứng đau họng phụ thuộc vào nguyên nhân nên mỗi Các triệu chứng đau họng do sốt là:
- Hắt hơi
- Ho
- Sốt với nhiệt độ 38 độ C
- Nhức đầu nhẹ
Trong khi các triệu chứng đau họng do cúm là:
- Mệt mỏi
- Đau-cứng
- Nóng lạnh
- Sốt trên 38 độ C
Trong khi đó, các triệu chứng đau họng do mononucleosis là:
- Các hạch bạch huyết sưng ở cổ và dưới nướu
- Sưng amidan
- Nhức đầu
- Mất ngon
- Sưng lá lách
- Viêm gan
Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng đau họng làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của mình, hãy ngay lập tức tham khảo ý kiến của bạn với bác sĩ để được chỉ định đúng loại thuốc theo tình trạng của bạn.
- Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nhìn chung viêm họng cấp sẽ lành trong vòng một tuần mà không cần dùng thuốc. Nếu đau họng và sốt không khỏi mặc dù được điều trị, bạn nên báo ngay cho bác sĩ. Nếu trẻ bị đau họng, bạn cho trẻ uống nước khi thức dậy vào buổi sáng.
Ngay lập tức đưa con bạn đến bác sĩ nhi khoa để được điều trị đúng thuốc nếu các phương pháp trên không thành công và thậm chí xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như:
- Khó thở
- Khó nuốt
- Có máu trong nước bọt
Nếu bạn là người lớn, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu sau:
- Đau họng kéo dài hơn 7 ngày;
- Khó nuốt, khó thở hoặc khó há rộng miệng;
- Đau họng kèm đau khớp quai hàm hoặc đau tai;
- Đau họng kèm phát ban hoặc sốt trên 38°C;
- Có máu trong nước bọt hoặc đờm;
- Nổi hạch cổ;
- Khàn tiếng hơn 2 tuần.
- Nhiễm trùng tái phát
- Đau khớp
- Đau tai.
Sốt kèm theo đau họng nên được kiểm tra ngay vì nó có thể có triệu chứng của các tình trạng nghiêm trọng hơn, như:
- Áp xe quanh amidan. Dịch mủ sưng lên giữa họng trên và phần sau amidan.
- Viêm nắp thanh quản. Tình trạng viêm sụn mô trong cổ họng, sau lưỡi. Nếu không được điều trị đúng cách, bạn sẽ gặp vấn đề về thở.
- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Nhiễm virus Epstein Barr được đặc trưng bởi các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết, sốt và đau họng.
- Nguyên nhân gây ra viêm họng là gì?
Nguyên nhân gây đau họng thường là do virus và vi khuẩn. Virus và vi khuẩn gây cảm lạnh và cúm phần lớn sẽ ảnh hưởng đến chứng đau họng. Các bệnh nhiễm virus có thể gây đau họng gồm:
- Cảm cúm
- Mononucleosis
- Sởi
- Đậu mùa
- Nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp (thường xảy ra ở trẻ em)
Vi khuẩn có thể gây viêm họng là streptococcus pyogenes và streptococcus nhóm A. Ngoài virus và vi khuẩn, viêm họng cũng có thể là do những nguyên nhân sau đây gây ra:
- Dị ứng. Các chứng dị ứng với các gia vị, nấm, bụi và phấn hoa có thể khiến bạn đau họng.
- Không khí . Không khí bí và nóng trong phòng có thể làm cho cổ họng của bạn cảm thấy khó chịu và ngứa, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy. Hít thở không khí này thường xuyên qua miệng khi bạn nghẹt mũi cũng có thể gây đau họng.
- Chất kích thích. Cổ họng có thể bị kích ứng trong thời gian dài do ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí trong nhà do thuốc lá hoặc hóa chất cũng có thể gây ra viêm họng. Hút thuốc lá, uống rượu và ăn thức ăn cay cũng có thể làm đau cổ họng của bạn.
- Căng cơ trong cổ họng. Các cơ trong cổ họng của bạn có thể căng thẳng do bạn luôn hét lên, chẳng hạn như tại các sự kiện thể thao, nói chuyện ầm ĩ hoặc nói chuyện trong một thời gian dài mà không nghỉ ngơi.
- Các cơ trong cổ họng của bạn có thể căng thẳng, bởi vì bạn luôn hét lên, chẳng hạn như tại các sự kiện thể thao, nói chuyện ầm ĩ, hoặc nói chuyện trong một thời gian dài mà không được nghỉ ngơi.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). GERD là một bệnh đặc trưng bởi cảm giác nóng ở ngực do axit dạ dày tràn vào thực quản. Thực quản là một phần của đường tiêu hóa kết nối miệng và dạ dày, vì vậy trào ngược axit sẽ gây khó chịu ở cổ họng.
- Nhiễm HIV. Đau họng và các triệu chứng cúm khác đôi khi xảy ra sớm hơn ở những người bị nhiễm HIV. Một người bị nhiễm HIV, có thể bị viêm họng mãn tính hoặc tái phát do nhiễm trùng. Nhiễm trùng cổ họng này phổ biến hơn ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Nhiễm trùng cổ họng này phổ biến hơn ở người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Khối u. Các khối u cổ họng, lưỡi và thanh quản có thể gây viêm họng. Các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác có thể bao gồm khàn giọng, khó nuốt, thở dốc, cục u ở cổ và máu trong nước bọt.
- Những ai thường mắc phải viêm họng?
Viêm họng có thể ảnh hưởng đến mọi người, bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, trẻ em từ 5-15 tuổi thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Ở người lớn, 10% các cơn đau họng là do nhiễm trùng liên cầu khuẩn gây ra. Bạn có thể vượt qua chứng viêm họng này bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ, để biết thêm thông tin, bạn có thể thảo luận với bác sĩ.
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm họng?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng bao gồm:
- Tuổi. Trẻ em và thanh thiếu niên có nhiều khả năng bị đau họng. Đau họng ở trẻ em thường do nhiễm khuẩn.
- Khói thuốc lá. Hút thuốc và khói thuốc lá có thể gây kích thích cổ họng của bạn. Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ ung thư miệng, cổ họng và thanh quản.
- Dị ứng. Các dị ứng theo mùa hoặc phản ứng dị ứng dai dẳng đối với bụi, nấm hoặc vật nuôi sẽ làm cho tình trạng đau cổ họng của bạn nghiêm trọng hơn.
- Tiếp xúc với chất kích thích hóa học. Ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch và các hóa chất trong gia đình thông thường có thể gây kích ứng cổ họng của bạn.
- Nhiễm trùng xoang nghiêm trọng. Chất nhầy do xoang tạo ra giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của không khí xâm nhập vào phổi. Chất nhầy này chảy vào mũi thông qua các kênh nhỏ. Quá trình này có thể bị chặn nếu xoang bị nhiễm trùng hoặc viêm và gây đau họng.
- Khu vực có nhiều virus và vi khuẩn. Nhiễm virus và vi khuẩn có thể lây lan dễ dàng ở nơi đông người, cho dù ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe, lớp học, văn phòng hoặc máy bay.
- Hệ miễn dịch yếu. Bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn nếu hệ miễn dịch của bạn yếu. Hệ thống miễn dịch yếu thường do một căn bệnh như HIV, đái tháo đường, đang điều trị bằng steroid hoặc hóa trị liệu, căng thẳng, mệt mỏi và chế độ ăn uống không hợp lý.
- Các loại thuốc nào dùng để điều trị viêm họng?
- Thuốc giảm đau
- Đau họng do virus thường không cần điều trị. Tình trạng của bạn sẽ cải thiện trong vòng 5-7 ngày. Tuy nhiên, do khó chịu, bạn đôi khi cũng cần được điều trị bằng thuốc giảm đau như ibuprofen và paracetamol, đặc biệt nếu kèm theo sốt và ở trẻ em. Sau đây là lưu ý trước khi dùng thuốc:
- Luôn đọc hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh quá liều.
- Paracetamol là một liệu pháp thay thế cho trẻ em và những người không thể dùng ibuprofen.
- Aspirin không nên được dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
- Kháng sinh
- Kháng sinh thường được chỉ định để điều trị đau họng do vi khuẩn gây ra. Mỗi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nên được sử dụng theo đúng lịch trì mặc dù các triệu chứng của đau họng đã được cải thiện. Điều này giúp ngăn ngừa lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác của cơ thể.
- Nếu tình trạng lây nhiễm xảy ra ở trẻ có viêm họng do streptocoocus, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị sốt thấp khớp và viêm thận.
- Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm họng?
Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh viêm họng của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
- Súc miệng bằng nước muối ấm;
- Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá;
- Ngừng uống rượu bia hoặc các chất có cồn;
- Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc;
- Rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng;
- Khi bị bệnh, tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác.
- Làm thế nào để phòng ngừa viêm họng?
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây đau họng, nhưng vẫn có nhiều cách giúp bạn phòng ngừa bệnh này:
- Luôn rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc đồ vật ở nơi công cộng.
- Tránh dùng chung đồ ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân.
- Tránh hút thuốc và khói thuốc.
- Tránh các nguồn gây dị ứng.
Nguồn: Internet
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT