Chóng mặt không phải một bệnh mà là một triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Triệu chứng này thường được mô tả là cảm giác choáng váng, thấy mọi vật xung quanh quay vòng, hoặc chính bản thân người bệnh quay vòng, đồng thời kèm theo tình trạng mất thăng bằng
Hiện nay, có rất nhiều người bị chóng mặt ù tai, chóng mặt nhức đầu một cách ngẫu nhiên, thông thường, khi gặp phải tình trạng này, một số người đã tự ý đi mua thuốc điều trị ở nhà, một số khác thì để tự khỏi, đến khi trở nặng, không thể chịu được mới vào bệnh viện.
Chóng mặt nhức đầu có thể là biểu hiện của những bệnh như: Huyết áp thấp, thiếu máu, thoái hóa đốt sống cổ, Xơ vữa động mạch dẫn máu lên não, rối loạn tiền đình…hoặc còn thể là biểu hiện của một số nguyên nhân khác như: Dị dạng mạch máu, khối u não, đau nửa đầu, tổn thương tai trong…
Chóng mặt, nhức đầu thường đi kèm với các biểu hiện sau:
Tình trạng chóng mặt thường không kéo dài lâu mà sẽ biến mất trong vài phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng này có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là cả ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp một số biểu hiện bất thường khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chóng mặt lành tính do tư thế là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt thường xuyên
2.1 Chóng mặt kịch phát lành tính
Chóng mặt kịch phát lành tính là những cơn chóng mặt ngắn, chỉ xảy ra trong khoảng vài giây đến vài phút, kèm theo các cơn buồn nôn, dạng chóng mặt này có thể do nhiều nguyên nhân như viêm tai, nhiễm siêu vi…hoặc cũng có thể xảy ra tự phát do thoái hóa tự nhiên của mô tai trong ở người lớn tuổi.
2.2 Chóng mặt ngoại biên
Chóng mặt ngoại biên là loại chóng mặt thường gặp nhất, nguyên nhân là do sự xáo trộn trong tai trong để nhằm điều chỉnh cân bằng của cơ thể. Sở dĩ xảy ra tình trạng chóng mặt ngoại biên là vì khi di chuyển đầu, bên trong tai sẽ cho biết vị trí của đầu và gửi tín hiệu đến não để duy trì sự cân bằng, nếu trong tai có vấn đề sẽ tạo nên những cơn đau đầu, chóng mặt ngoại biên.
2.3 Chóng mặt lành tính do tư thế
Chóng mặt lành tính do tư thế là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt thường xuyên, là tình trạng tiền đình tai trong bị suy giảm do có sự thay đổi đột ngột về vị trí đầu và chuyển động như: Thay đổi từ tư thế thẳng đầu sang cúi đầu, thức dậy đột ngột từ giấc ngủ, ngước đầu lên cao. Chóng mặt lành tính do tư thế thường dễ xảy ra hơn đối với những người đã phẫu thuật tai hoặc nhiễm trùng tai, có tiền sử chấn thương ở đầu.
2.4 Chóng mặt do viêm mê đạo tai
Là các cơn chóng mặt liên tục, người bệnh sẽ có biểu hiện chuyển động mắt nhanh, có thể kèm theo sốt, cơn đau không kiểm soát được, ù tai, đau tai, mất thính giác.
2.5 Chóng mặt do bệnh Menier
Là các cơn chóng mặt nhức đầu kéo dài từ 1 đến 6 giờ, người bệnh có biểu hiện đau trong tai kèm với ù tai, nôn dữ dội, và mất thính lực tiến triển không hồi phục.
2.6 Chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình
Là các cơn chóng mặt kèm ù tai hoặc mất thính giác, người bệnh sẽ có biểu hiện chuyển động mắt không kiểm soát được bên tai bị ảnh hưởng. Nguyên nhân có thể là do nhiễm siêu vi.
Khám bệnh để tìm cách phòng và điều trị chóng mặt
Muốn điều trị chóng mặt nhức đầu, chóng mặt ù tai…thì trước tiên cần phải xác định xem chỉ là choáng váng hay chóng mặt, nguyên nhân cụ thể là gì. Nếu thật sự là chóng mặt thì có thể khám chuyên khoa và ăn uống chế độ lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước.
Trường hợp nếu bị mệt mỏi, choáng váng không cải thiện thì nên khám kiểm tra tổng quát và cần phải đi cấp cứu ngay khi có biểu hiện:
Bạn có thể kiểm soát cơn chóng mặt bằng các biện pháp sau
Chóng mặt với nguyên nhân cụ thể thường được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu như nguyên nhân gây ra chóng mặt là do rối loạn tiền đình (chóng mặt kịch phát lành tính) thì bệnh có thể tái phát. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng do nguyên nhân này phải kể đến như bài tập thích nghi tiền đình và thuốc hỗ trợ phục hồi tiền đình. Khi cơn chóng mặt xảy ra, bạn nên nằm nghỉ ở tư thế thoải mái nhất, tránh đi lại vì có thể dẫn đến té ngã. Khi bệnh tái phát, cơn chóng mặt thường sẽ tự hết sau vài ngày. Thuốc có thể làm bệnh cải thiện nhanh hơn. Các phương pháp như sống lành mạnh, tập thể thao và hạn chế căng thẳng sẽ giúp giảm tần suất tái phát bệnh.
Nguồn tham khảo: Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng và các nguồn khác.
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT