Điếc đột ngột có thể xảy ra đột ngột hoặc xảy ra trong vòng vài giờ. Hiện vẫn chưa rõ chính xác nguyên nhân gì gây ra mất thính lực đột ngột và các chuyên gia Y tế trên thế giới đang tìm cách để hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Ảnh hưởng của điếc đột ngột từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào các yếu tố sức khỏe khác và có khả năng trở thành điếc vĩnh viễn. Mất thính lực đột ngột cũng có thể xảy ra cùng với chứng ù tai.
Điếc đột ngột (tên tiếng Anh là Sudden Hearing Loss) là một mất thính giác đột ngột và diễn ra nhanh mà không giải thích được, người bệnh có thể mất thính giác một lúc hoặc trong một vài ngày. Điếc đột ngột xảy ra do vấn đề về các cơ quan cảm giác của tai trong. Điếc đột ngột thường chỉ xảy ra ở một tai.
Những người bị điếc đột ngột thường phát hiện mất thính giác khi thức dậy vào buổi sáng, có những người phát hiện ra giảm thính lực đột ngột khi đang cố gắng nghe gì đó, chẳng hạn như khi đang sử dụng điện thoại, thậm chí có những trường hợp ngược lại, người bệnh nghe thấy tiếng ồn ào ngay trước khi thính giác của họ biến mất. Những người bị điếc đột ngột cũng có thể nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng: cảm giác đầy tai, chóng mặt và / hoặc ù tai..
Đôi khi, những người bị điếc đột ngột không đến gặp bác sĩ vì họ nghĩ rằng mất thính lực là do dị ứng, nhiễm trùng xoang, ráy tai nhiều hoặc các tình trạng thông thường khác. Điếc đột ngột là một cấp cứu trong chuyên khoa Tai Mũi Họng và cần phải khám điều trị tức thì.
Mặc dù điếc đột ngột có thể tự phục hồi một phần hoặc hoàn toàn thính lực một cách tự nhiên trong vòng một đến hai tuần, tuy nhiên nếu chẩn đoán và điều trị điếc đột ngột muộn có thể ảnh hưởng kết quả điều trị. Ngược lại, nếu người bệnh được điều trị kịp thời thì sẽ làm tăng đáng kể khả năng phục hồi thính lực.
Dịch tể học, điếc đột ngột xảy ra với tỷ lệ từ 1 đến 6 người trên 5.000 mỗi năm, nhưng trên thực tế có thể cao hơn nhiều vì điếc đột ngột nhiều lúc không được chẩn đoán.
Có rất nhiều các rối loạn ảnh hưởng đến tai có thể gây ra điếc đột ngột nhưng chỉ có 10% những người được chẩn đoán mắc điếc đột ngột có nguyên nhân có thể xác định được, như:
Người bệnh có triệu chứng điếc đột ngột, đầu tiên bác sĩ sẽ loại trừ mất thính lực do tắc nghẽn tai ngoài, chẳng hạn như chất lỏng hoặc ráy tai. Đối với điếc đột ngột không có nguyên nhân rõ ràng, có thể xác định được khi đo thính lực đơn âm (tên tiếng Anh là Pure Tone Audiometry) trong vài ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng để xác định bất kỳ mất thính giác thần kinh giác quan (sensorineural hearing loss).
Với xét nghiệm đo thính lực đơn âm, bác sĩ có thể đo được mức độ lớn của các tần số hoặc âm vực khác nhau cần phải có trước khi người bệnh có thể nghe thấy. Dấu hiệu của điếc đột ngột có thể là mất ít nhất 30 decibel (decibel là thước đo cường độ âm thanh) trong ba tần số được kết nối trong vòng 72 giờ.
Nếu người bệnh được chẩn đoán bị điếc đột ngột, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu các xét nghiệm bổ sung, những xét nghiệm này có thể xét nghiệm máu, hình ảnh (thường là hình ảnh cộng hưởng từ hoặc MRI) và xét nghiệm cân bằng (balance tests).
Để điều trị điếc đột ngột, đặc biệt là khi chưa rõ nguyên nhân, phương pháp phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc corticosteroid. Trước đây, steroid được đưa ra ở dạng thuốc tiêm hoặc uống. Vào năm 2011, một thử nghiệm lâm sàng được hỗ trợ bởi Viện Quốc gia về điếc và các rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) cho thấy tiêm intratympanic (Tiêm xuyên nhĩ) có hiệu quả như steroid đường uống.
Steroid nên được sử dụng càng sớm càng tốt để có hiệu quả tốt nhất và thậm chí có thể được khuyến nghị trước khi có kết quả của các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Nếu việc điều trị bị trì hoãn hơn hai đến bốn tuần thì tình trạng điếc ít có khả năng đảo ngược hoặc giảm hoặc mất thính lực vĩnh viễn.
Các phương pháp điều trị bổ sung có thể cần thiết nếu bác sĩ của bạn phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến điếc đột ngột. Ví dụ: Nếu điếc đột ngột là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu người bệnh đã dùng thuốc gây độc cho tai thì khuyến cáo người bệnh có thể được khuyên nên chuyển sang loại thuốc khác. Nếu tình trạng tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công tai trong, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
Nếu bị mất thính lực nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị và/hoặc xảy ra ở cả hai tai, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên sử dụng máy trợ thính (để khuếch đại âm thanh) hoặc thậm chí nhận cấy ốc tai điện tử (để kích thích trực tiếp các kết nối thính giác trong tai mà đi lên não).
Nguồn: Internet
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT