ĐỐM TRẮNG TRÊN AMIDAN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ…
Các đốm trắng trên amidan thường là dấu hiệu nhiễm trùng, như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên đốm trắng, bạn có thể cần dùng kháng sinh để điều trị. Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến thăm khám tại các cơ sở y tế ngay lập tức nếu những đốm trắng này kèm theo các tình trạng như đau hoặc sốt.
Nếu bạn đột nhiên nhìn thấy những đốm trắng trên amidan, bạn có thể cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân cơ bản gây ra những đốm trắng này có thể dễ dàng được điều trị và tránh được những biến chứng không đáng có.
Triệu chứng
Đốm trắng trên amidan có thể biểu hiện qua tình trạng đổi màu trên amidan. Tình trạng này thường chỉ xuất hiện trên amidan, tuy vậy, vẫn có trường hợp tình trạng đổi màu xuất hiện xung quanh amidan và khắp miệng. Triệu chứng đổi màu có thể biểu hiện thành những vệt ở phía sau họng hoặc các vết đốm trên hoặc xung quanh amidan.
Ngoài các đốm trắng, amidan có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó nuốt.
Các triệu chứng khác thường đi kèm với đốm trắng trên amidan bao gồm:
Đôi khi, bạn cũng có thể cảm thấy khó thở. Điều này có thể xảy ra một khi amidan bị sưng tấy nghiêm trọng dẫn đến chặn một phần đường thở.
Nguyên nhân
Các đốm trắng trên amidan thường xuất hiện do tình trạng nhiễm trùng ở họng. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể bao gồm:
Bệnh bạch cầu đơn nhân
Virus Epstein-Barr gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân, hay còn gọi là mono. Đây là một bệnh nhiễm trùng lây lan qua nước bọt,
Người nhiễm bệnh bạch cầu đơn nhân sẽ thường xuyên xuất hiện những mảng mủ trắng xung quanh amidan. Các triệu chứng khác bao gồm:
Ngoài ra, nếu người mắc bệnh bạch cầu đơn nhân sử dụng thuốc kháng sinh họ penicillin, tình trạng phát ban có thể xuất hiện.
Bệnh bạch cầu đơn nhân có thể gây những mảng mủ quanh vùng họng
Viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn, hay viêm họng do liên cầu khuẩn, là một bệnh truyền nhiễm. Vi khuẩn Streptococcus pyogenes là nguyên nhân gây bệnh. Căn bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em, tuy vậy, bệnh cũng thường xảy ra ở thanh thiếu niên và người lớn.
Viêm họng liên cầu khuẩn gây ra các vệt hoặc đốm trắng trong cổ họng. Các triệu chứng khác của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:
Vi khuẩn thường lây lan qua việc tiếp xúc với những hạt nước nhỏ khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho.
Viêm amiđan
Viêm amiđan là một thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng amiđan. Tình trạng nhiễm trùng này thường xảy ra do nhiễm vi khuẩn S. pyogenes, nhưng các vi khuẩn hoặc vi rút khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này..
Khi phản ứng với tình trạng nhiễm trùng, amidan sẽ sưng lên và có thể tạo ra mủ trắng. Các triệu chứng khác của viêm amidan bao gồm:
Sốt
Bệnh tưa miệng/ Nấm miệng
Bệnh tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng nấm men xảy ra trong ổ miệng. Nấm Candida albicans là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này.
Những người có hệ miễn dịch bị ức chế sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men trong ổ miệng cao hơn. Người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh hoặc mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát cũng có nguy cơ cao hơn. Bệnh tưa miệng cũng có thể do sử dụng steroid dạng hít mà không có miếng đệm hoặc không dùng nước súc miệng.
Các mảng trắng cũng có thể xuất hiện ở bên trong má, trên lưỡi và trên vòm miệng.
Sỏi amidan
Sỏi amidan là sự tích tụ canxi hình thành trong các đường rãnh nhỏ trên amidan. Tình trạng này xảy ra do sự tích tụ của các mảnh thức ăn, chất nhầy, vi khuẩn và có thể xuất hiện dưới dạng những đốm trắng hoặc đôi khi vàng trên amidan.
Các triệu chứng bổ sung bao gồm:
Covid-19 có gây ra đốm trắng trên amidan không?
Theo một số nghiên cứu điển hình, COVID-19 có thể gây ra các tổn thương loét ở miệng hoặc cổ họng.
Các tổn thương có thể là triệu chứng ban đầu của COVID-19. Ngoài ra, hầu hết mọi người đều gặp các triệu chứng khác của COVID-19 như sốt và ho.
Trong trường hợp bạn bị đau họng hoặc các triệu chứng khác, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên xét nghiệm để loại trừ COVID-19.
Đốm trắng trên amidan có phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục không?
Mặc dù các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) qua quan hệ tình dục bằng miệng thường không gây ra các đốm trắng trên amidan, các STD sau đây có thể gây ra vết loét ở họng:
Sử dụng bao cao su hoặc các phương pháp bảo vệ khác làm giảm nguy cơ lây truyền hoặc mắc bệnh STD qua đường miệng.
Nguyên nhân khác
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra đốm trắng trên amidan bao gồm:
Nguy cơ
Người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ cao xuất hiện các đốm trắng trên amidan.
Các yếu tố rủi ro khác phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể. Ví dụ, ở những khu vực công cộng, chẳng hạn như trong trường học hoặc nhà trẻ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn và bệnh bạch cầu đơn nhân.
Chẩn đoán đốm trắng trên amidan
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải và có thể sẽ lấy mẫu các đốm trắng trên amidan của bạn.
Sau đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu để xem mẫu có chứa mầm bệnh hay không. Họ cũng sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và nhẹ nhàng chạm vào các hạch bạch huyết của bạn để kiểm tra xem các hạch bạch huyết có bị sưng hay đau không.
Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định loại thuốc nào, nếu có, phù hợp nhất để điều trị tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải.
Điều trị đốm trắng trên amidan
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các đốm trắng.
Đối với bệnh bạch cầu đơn nhân
Các bác sĩ thường không kê đơn thuốc để điều trị bệnh bạch cầu đơn nhân. Bác sĩ có thể chỉ định corticosteroid cho tình trạng viêm nặng cũng như các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen.
Cách điều trị tốt nhất đối với tình trạng bệnh này sẽ là chăm sóc tốt tại nhà. Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước trong khi cơ thể đang bị nhiễm trùng. Tránh các môn thể thao đối kháng trong trường hợp lá lách của bạn có dấu hiệu phình to.
Đối với viêm họng liên cầu khuẩn
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Bác sĩ cũng có thể khuyên dùng các loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB), để giảm sưng và đau.
Ngoài việc dùng thuốc, hãy nghỉ ngơi nhiều. Bạn cũng có thể thử súc miệng bằng nước muối ấm để giảm sưng và đau.
Đối với bệnh tưa miệng
Các bác sĩ thường kê đơn thuốc chống nấm để điều trị bệnh tưa miệng.
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp ngăn ngừa nấm men lây lan ra ngoài miệng.
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp ngăn ngừa nấm men lây lan ra ngoài miệng
Đối với sỏi amidan
Điều trị sỏi amidan thường không cần thiết trừ khi cảm giác khó chịu quá mức. Cơ thể bạn sẽ tự đào thải sỏi ra ngoài một cách tự nhiên.
Bạn có thể thử các phương pháp điều trị tại nhà như ăn bánh quy giòn hoặc các loại thực phẩm giòn khác và xịt nước muối để làm sạch cặn bám.
Đối với tình trạng viêm amidan nặng
Trong trường hợp amidan bị viêm nặng dẫn đến khó thở, bác sĩ có thể khuyến nghị cắt bỏ amidan.
Thủ thuật này được gọi là cắt amidan và thường chỉ được thực hiện sau khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả trong việc giảm viêm. Bác sĩ thường sẽ không sử dụng phương pháp này chỉ để điều trị các đốm trắng.
Thông thường, thủ thuật cắt amidan sẽ chỉ nên được thực hiện sau khi cơ thể đang không bị nhiễm bất cứ loại bệnh nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, thủ thuật này có thể được thực hiện trong khi cơ thể đang bị nhiễm trùng, đó là khi nguy cơ mất máu quá cao.
Cắt amidan thường là một thủ tục ngoại trú. Bạn có thể sẽ bị đau họng trong 1 đến 2 tuần sau khi phẫu thuật.
Phương pháp điều trị khác
Các phương pháp điều trị phổ biến khác bao gồm:
Những đốm trắng trên amidan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây mêm. Thông thường, các nguyên nhân này có thể được kiểm soát dễ dàng bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc bằng các liệu pháp tại nhà, chẳng hạn như súc miệng bằng nước muối, nghỉ ngơi nhiều hoặc uống nước ấm.
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến các đốm trắng trên amidan. Trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể khuyến nghị cắt bỏ amidan.
Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến thăm khám tại các cơ sở y tế trong trường hợp bạn bị nổi các đốm trắng trong nhiều ngày, gây đau rát, khó chịu hoặc khiến bạn khó nuốt.
Trong trường hợp viêm amidan gây khó thở, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức do bạn có nguy cơ bị tắc nghẽn đường thở.
Bạn có thể liên hệ hotline 19001042 hoặc đến Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để khám và điều trị.
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt- CS1 số 16 Lê Hồng Phong- Phường 4- Đà Lạt- Lâm Đồng- CS2 số 5 Thống Nhất Liên Nghĩa- Đức Trọng- Lâm Đồng
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT