Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2020, hơn 5% dân số thế giới bị nghe kém, trong đó trẻ em chiếm 9%. Nghe kém ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, nhận thức và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Tật này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Can thiệp sớm giúp trẻ nghe kém có khả năng phát triển ngôn ngữ, hiểu lời, hòa nhập tốt hơn. Chính vì thế, phát hiện, chẩn đoán, can thiệp sớm có vai trò rất quan trọng trong kết quả của quá trình can thiệp nghe kém. Theo Trung Tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ(CDC), Trẻ được chẩn đoán nghe kém nên được can thiệp sớm nhất có thể nhưng đừng trể hơn 6 tháng tuổi
Ngày nay, mỗi gia đình thường có khuynh hướng chỉ có một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt và góp phần làm tăng chất lượng của dân số Việt Nam. Bên cạnh những trẻ em sinh ra lành lặn, khỏe mạnh, phát triển bình thường cũng còn không ít trẻ có những khuyết tật bẩm sinh hoặc mắc phải do bệnh tật. Điếc hoặc nghe kém là một trong những khuyết tật ấy.
Tuy nhiên, khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ ít phát hiện ra những biểu hiện bất thường của con. Vì vậy, dưới đây là một số lời khuyên để cha mẹ nhanh chóng phát hiện sớm trẻ bị điếc và có cách chữa trị kịp thời.
– Nguyên nhân gây Điếc bẩm sinh ở trẻ em:
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây điếc hoặc nghe kém ở trẻ em.
Ảnh hưởng của nghe kém hoặc điếc đến sự phát triển của trẻ tùy thuộc vào lứa tuổi mắc bệnh.
Nếu trẻ bị điếc hoặc nghe kém trong giai đoạn mới sinh thì nhiều khả năng trẻ sẽ không nói được nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu trẻ mắc chứng nghe kém hoặc điếc sau khi đã biết nói thì việc phát hiện sớm giúp trẻ giao tiếp và học hành tốt hơn.
– Triệu chứng trẻ bị điếc bẩm sinh
Trang Sức khỏe & Đời sống đã đưa ra một số triệu chứng theo từng giai đoạn của trẻ bị điếc:
Mới sinh
– Không cử động, khóc hay phản ứng với những tiếng động lớn bất ngờ
– Không quay đầu theo hướng có giọng nói
– Không bị đánh thức dậy bởi âm thanh lớn
– Không thường bắt chước tạo ra âm thanh
– Không thể xoa dịu chỉ bằng giọng nói
Trẻ nhỏ (từ 6 tới 12 tháng)
– Không chỉ ra được người thân hay đối tượng khi hỏi
– Không bập bẹ hay ậm ừ
– Không hiểu một số từ đơn giản như “ ạ”, “chào” hay “ vỗ tay” ở 12 tháng tuổi
– Không có phản ứng với âm thanh
– Không có phản ứng khi nghe gọi tên mình
Trẻ lớn hơn (> 12 tháng)
– Không quay chính xác về hướng có tiếng gọi mình ngay từ lần gọi đầu
– Không cảnh giác với các âm thanh báo nguy của môi trường
– Không phản ứng với các âm thanh hay không thể định vị nguồn của âm thanh
– Không bắt đầu bằng việc bắt chước và sử dụng các từ đơn giản với người thân trong nhà và với đồ vật quanh mình
– Không phát ra âm thanh hay sử dụng ngôn ngữ như các trẻ khác cùng lứa tuổi
– Không nghe được ti vi ở mức âm lượng bình thường
– Không chắc chắn về việc hiểu và sử dụng từ ngữ trong giao tiếp
– Thường có vẻ bị đóng lại trong thế giới riêng một mình mình Trong trường hợp cha mẹ nghi con bị nghe kém hoặc điếc, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có cách điều trị kịp thời.
+ Tiêm phòng vắc xin Rubella cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
+ Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý đường hô hấp ở trẻ em, tầm soát nghe kém hoặc điếc ở các trẻ có nguy cơ như: viêm màng não, trẻ sinh non, nhẹ cân, vàng da nặng, những trẻ có nằm trong các khoa Hồi sức sơ sinh hơn 5 ngày. Đây là những biện pháp giúp phát hiện sớm hoặc ngăn ngừa điếc ở trẻ em./.
Nguồn từ https://file.nhidong.org.vn/index.php/s/SZTkcg95XTGqor6; BS Trần Thị Dung tổng hợp
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT