NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM HỌNG LIÊN CẦU KHUẨN
Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây đau, sưng họng và các triệu chứng khác.
Viêm họng liên cầu khuẩn là gì?
Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm và đau ở họng. Đây là một trong những tình trạng gây viêm họng khá phổ viến và do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra.
Viêm họng liên cầu khuẩn có thể ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn ở mọi lứa tuổi. Nhưng đặc biệt phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15. Hắt hơi, ho, dùng chung dụng cụ ăn uống và các hình thức tiếp xúc trực tiếp khác với người bị viêm họng liên cầu khuẩn có thể lây lan liên cầu khuẩn từ người sang người.
Nguyên nhân Viêm họng vi khuẩn liên cầu là do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây nên
Viêm họng liên cầu khuẩn lây lan như thế nào?
Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn rất dễ lây lan.
Vi khuẩn này thường lây lan qua các giọt nhỏ từ đường hô hấp bay vào không khí khi người bị viêm họng liên cầu khuẩn hắt hơi hoặc ho.
Viêm họng liên cầu khuẩn thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 5 đến 15.
Do khả năng lây nhiễm mạnh mẽ nên bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có thể dễ dàng lây lan ở những nơi trẻ em tập trung đông , như ở nhà trẻ và trường học.
Những người thường xuyên ở gần trẻ em đang trong độ tuổi đi học, chẳng hạn như cha mẹ, cũng có thể dễ bị viêm họng liên cầu khuẩn hơn.
Viêm họng liên cầu khuẩn hiếm gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.
Triệu chứng
Mức độ nghiêm trọng của viêm họng liên cầu khuẩn có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người. Bệnh thường phát triển trong vòng 5 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn strep.
Một số người gặp các triệu chứng nhẹ, như đau họng. Những người khác có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm sốt và khó nuốt.
Các triệu chứng phổ biến của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:
Một số triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn ít phổ biến hơn có thể là các triệu chứng về đường tiêu hóa như:
Trẻ em có nhiều khả năng gặp phải những triệu chứng ít phổ biến hơn kể trên.
Ngoài ra, vi khuẩn liên cầu còn có thể gây phát ban. Phát ban có thể xuất hiện trước khi các triệu chứng khác bắt đầu hoặc kéo dài đến 7 ngày sau đó. Phát ban bắt đầu từ những vùng da đỏ và trở thành những vết sưng nhỏ. Tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng một tuần, nhưng bạn có thể bị bong tróc da ở những vùng bị ảnh hưởng trong vài tuần.
Một số triệu chứng đi kèm với viêm họng có thể là dấu hiệu của việc nhiễm vi-rút thay vì nhiễm liên cầu khuẩn, chẳng hạn như:
Trong trường hợp bạn dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn trong khi thực tế bạn đang mắc bệnh mono, bạn có thể bị phát ban do amoxicillin.
Để được chẩn đoán chính xác, bạn có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ và làm xét nghiệm liên cầu khuẩn.
Nguyên nhân
Viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn có tên là Streptococcus pyogenes hoặc Streptococcus nhóm A (còn được gọi là strep nhóm A, hoặc GAS) gây ra.
Bạn có thể mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn nếu chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi tiếp xúc với những vi khuẩn này, chẳng hạn như khi người bị viêm họng liên cầu khuẩn ho hoặc hắt hơi.
Viêm họng liên cầu khuẩn có thể lây lan khi bạn dùng chung đồ ăn hoặc đồ uống với người đang mắc bệnh.
Bạn cũng có thể bị viêm họng liên cầu khuẩn khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A, như tay nắm cửa hoặc vòi nước, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Trẻ cho đồ vật vào miệng cũng có thể bị viêm họng liên cầu khuẩn theo cách này.
Nguy cơ
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. bao gồm:
Hầu hết các trường hợp viêm họng liên cầu khuẩn ở người trưởng thành đều xảy ra đối với những người dưới 40 tuổi.
Vì tiếp xúc gần là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh viêm họng liên cầu khuẩn nên bệnh thường lây lan giữa các thành viên trong gia đình.
Viêm họng liên cầu khuẩn khi mang thai
Trong trường hợp nghi ngờ rằng mình bị viêm họng liên cầu khuẩn khi mang thai, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tham vấn và điều trị.
Sau khi kiểm tra và xác định bạn nị viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh và theo dõi quá trình dùng thuốc của bạn để có những điều chỉnh và thay đổi thích hợp.
Vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn, liên cầu khuẩn nhóm A, không giống như liên cầu khuẩn nhóm B, được tìm thấy xung quanh âm đạo hoặc trực tràng. Mặc dù liên cầu khuẩn nhóm B có thể lây sang em bé trong khi sinh nhưng lại không liên quan đến vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn.
Điều trị
Do viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nên bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Những loại thuốc này ức chế sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng.
Có tám loại thuốc kháng sinh khác nhau được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) khuyến nghị để điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. bao gồm:
Penicillin và amoxicillin là những loại thuốc phổ biến nhất được dùng để điều trị nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Nếu bạn bị dị ứng với penicillin hoặc amoxicillin, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc khác, như kháng sinh azithromycin.
Sự lựa chọn kháng sinh của bác sĩ cũng có thể phụ thuộc vào việc liệu vi khuẩn strep ở một khu vực địa lý cụ thể có kháng một số loại kháng sinh hay không.
CDC ghi nhận những lợi ích sau của kháng sinh đối với bệnh viêm họng liên cầu khuẩn:
Cần lưu ý rằng bạn phải hoàn thành liều lượng kháng sinh quy định nhằm khắc phục hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng. Một số người ngừng dùng thuốc khi các triệu chứng cải thiện, điều này có thể gây tái phát bệnh. Khi đó, các triệu chứng có thể quay trở lại và cũng có thể góp phần vào tình trạng kháng kháng sinh.
Phương pháp điều trị tại nhà
Ngoài thuốc kháng sinh, các phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn. Những biện pháp này bao gồm:
Ngoài ra, các biện pháp tự nhiên như mật ong và giấm táo cũng có thể hữu ích. Dưới đây là một số phương pháp tự nhiên để giảm đau họng.
Tinh dầu được chưng cất từ lá, vỏ, thân và hoa của cây. Chúng có thể giúp thúc đẩy quá trình chữa lành bằng cách tiêu diệt vi trùng và giảm viêm.
Lợi ích y tế của tinh dầu vẫn đang gây tranh cãi. Nhưng các loại tinh dầu sau đây có thể có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn.
Trong một bài đánh giá năm 2019 về công dụng chữa bệnh của một số loại tinh dầu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những loại tinh dầu sau đây có đặc tính kháng khuẩn:
Tuy vậy, các tác giả của bài tổng quan cảnh báo rằng chúng kém hiệu quả hơn nhiều so với thuốc kháng sinh. Ngoài ra, hoạt tính kháng khuẩn của mỗi loại bị hạn chế và tồn tại trong thời gian ngắn.
Một nghiên cứu năm 2017 cũng tìm thấy các đặc tính kháng khuẩn trong hỗn hợp cụ thể của quế, cà rốt dại, bạch đàn và tinh dầu hương thảo.
Việc ăn trực tiếp tinh dầu không được khuyến khích. Bạn có thể hít hoặc pha loãng với dầu và thêm vào bồn tắm.
Thực phẩm thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau họng nhưng hiệu quả đặc biệt trong điều trị viêm họng liên cầu khuẩn chưa chắc chắn, bao gồm:
Biến chứng
Nếu không được điều trị, viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Một số biến chứng tiềm ẩn bao gồm:
Nhằm ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể loại trừ bệnh viêm họng liên cầu khuẩn trong trường hợp bạn có các triệu chứng rõ ràng cho thấy nhiễm vi-rút, như ho và sổ mũi. Tuy nhiên, vẫn cần phải đi khám bác sĩ ngay cả khi có những triệu chứng trên để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh và điều trị nếu cần thiết.
Hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Khi bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn có thể đau rát họng, khó nuốt kèm theo mảng trắng
Bác sĩ sẽ kiểm tra họng của bạn và kiểm tra các dấu hiệu viêm. Họ cũng có thể kiểm tra phần ngoài của cổ để xác định tình trạng sưng hạch bạch huyết và hỏi về các triệu chứng khác.
Trong trường hợp bạn không có các triệu chứng nhiễm vi-rút như ho hay sổ mũi, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm liên cầu khuẩn. thời gian xét nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại xét nghiệm.
Xét nghiệm strep nhanh
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, họ có thể làm xét nghiệm nhanh liên cầu khuẩn tại phòng khám.
Xét nghiệm này xác định cơn đau họng của bạn là do nhiễm trùng strep hay do một loại vi khuẩn hoặc vi trùng khác gây ra. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tiết cổ họng của bạn. Mẫu sau đó được kiểm tra bằng một bộ dụng cụ để tìm dấu hiệu của vi khuẩn. Kết quả có thể có sau từ 5 đến 15 phút.
Mặc dù xét nghiệm nhanh vẫn đáng tin cậy, loại xét nghiệm này có thể bỏ sót một số trường hợp viêm họng liên cầu khuẩn. Vì vậy, một số bác sĩ có thể đề nghị nuôi cấy vi khuẩn ngay cả khi xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính.
Nuôi cấy vi khuẩn
Nếu xét nghiệm strep nhanh cho kết quả âm tính, bác sĩ có thể lấy một miếng gạc khác, gọi là cấy dịch họng và gửi đến phòng thí nghiệm bên ngoài để xét nghiệm bổ sung.
Các bác sĩ thường yêu cầu nuôi cấy vi khuẩn khi người bệnh có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do liên cầu khuẩn không được điều trị. Một trong số đó là sốt thấp khớp. Vì trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn nên bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nuôi cấy ngay cả khi xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính.
Đối với người lớn hoặc những người có ít nguy cơ xuất hiện biến chứng, bác sĩ có thể không yêu cầu nuôi cấy vi khuẩn khi xét nghiệm nhanh đã cho kết quả âm tính.
Kết quả xét nghiệm sẽ có trong vòng vài ngày kể từ khi bắt đầu nuôi cấy.
Phòng ngừa
Không có vắc xin phòng ngừa bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. Một trong những cách hiệu quả nhất để giúp tránh nhiễm trùng là thường xuyên rửa tay. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô để thay thế.
Không chia sẻ đồ uống hoặc thức ăn với người bị viêm họng liên cầu khuẩn. Nếu ai đó trong nhà bị viêm họng liên cầu khuẩn, đừng dùng chung khăn, ga trải giường hoặc vỏ gối của họ. Rửa bát đĩa và đồ giặt bằng nước nóng và có xà phòng.
Đối với trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn, cha mẹ có thể giúp ngăn chặn sự lây lan sang các thành viên khác trong gia đình bằng cách:
Nếu bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, hãy hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay hoặc khăn giấy thay vì bàn tay và hãy nhớ rửa tay thường xuyên.
Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa lây lan bệnh viêm họng liên cầu khuẩn
Phục hồi viêm họng liên cầu khuẩn
Để giảm nguy cơ biến chứng, hãy hẹn gặp bác sĩ nếu các triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn không cải thiện trong vòng 48 giờ sau khi dùng kháng sinh. Bác sĩ có thể cần kiểm tra và kê toa một loại kháng sinh khác để chống nhiễm trùng.
Thông thường, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong vòng vài ngày kể từ khi bắt đầu sử dụng thuốc. Trong trường hợp các triệu chứng giảm dần, hãy hỏi bác sĩ khi nào bạn hoặc con bạn có thể trở lại làm việc hoặc đi học bình thường.
Viêm họng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn có thể áp dụng các cách chữa trị tại nhà mà bài viết vừa chia sẻ. Ngoài ra, đừng quên bổ sung đủ dưỡng chất vào thực đơn mỗi ngày, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe.
Khi có những dấu hiệu nặng Bạn có thể liên hệ hoặc đến ngay Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị cho Bạn
Hotline 19001042
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt- CS1 số 16 Lê Hồng Phong- Phường 4- Đà Lạt- Lâm Đồng- CS2 số 5 Thống Nhất Liên Nghĩa- Đức Trọng- Lâm Đồng
Theo Healthline
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT