UNG THƯ VÒM HỌNG & NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Ung thư có thể phát triển ở thanh quản, dây thanh âm, amidan hoặc hầu họng. Các loại ung thư này thường phổ biến hơn ở những người thường xuyên tiếp xúc với một số chất gây ung thư, bao gồm khói thuốc lá và amiăng.
Ung thư là một nhóm bệnh mà trong đó các tế bào bất thường nhân lên và phân chia không kiểm soát trong cơ thể. Những tế bào này hình thành các khối u ác tính , được gọi là ung thư.
Khi nhắc đến ung thư vòm họng, có thể là các loại ung thư:
Các bác sĩ thường không sử dụng thuật ngữ “ung thư vòm họng”. Thay vào đó, họ đề cập đến khu vực cụ thể nơi ung thư xuất hiện.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cách bệnh ung thư ảnh hưởng đến thanh quản dây thanh âm và các bộ phận khác ở vùng họng, chẳng hạn như amidan và hầu họng cùng với những yếu tố ảnh hưởng khác.
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng tương đối hiếm gặp so với các bệnh ung thư khác.
Theo NCI, ung thư vòm họng chiếm 2,8% tổng số ca ung thư và 1,9% tổng số ca tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ. Đối với quy mô dân số lớn hơn, khả năng mắc một trong những bệnh ung thư vòm họng là khoảng 1,2%.
Theo NCI, ung thư thanh quản chiếm khoảng 0,6% số ca ung thư mới và 0,6% số ca tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ.
Phân loại ung thư vòm họng
Kế hoạch điều trị và triển vọng cho người mắc bệnh ung thư phụ thuộc vào loại ung thư. Phương pháp sinh thiết có thể cho thấy loại tế bào ung thư nào đang hiện diện ở người bệnh.
Loại ung thư vòm họng phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy. Bệnh ảnh hưởng đến các tế bào phẳng lót cổ họng.
Hai loại ung thư vòm họng chính là:
Ung thư vòm họng
Loại ung thư này phát triển ở hầu họng, ống rỗng chạy từ sau mũi đến đỉnh khí quản.
Ung thư vòm họng phát triển ở cổ và họng bao gồm:
Ung thư thanh quản
Loại ung thư này hình thành ở thanh quản, còn được gọi là dây thanh âm. Ung thư có thể phát triển trong:
Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của ung thư vòm họng
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư vòm họng bao gồm:
Hãy liên hệ với bác sĩ trong trường hợp bất kỳ triệu chứng nào ở trên ngày càng nặng hơn và không biến mất.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng phụ thuộc vào loại ung thư và tình trạng sức khỏe của người bị nhiễm bệnh.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng
Dưới đây là một số yếu tố chung có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vòm họng và thanh quản:
Những người hút thuốc và uống nhiều rượu có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người không sử dụng khoảng 30 lần. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người thường xuyên uống rượu hoặc hút thuốc lá cũng có nhiều khả năng phát triển ung thư thanh quản hơn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), HPV là một loại vi-rút lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng đến khoảng 10% nam giới và 3,6% nữ giới. CDC cho biết thêm rằng HPV có thể chiếm khoảng 70% trường hợp ung thư vòm họng ở Hoa Kỳ.
Nam giới có nhiều khả năng mắc ung thư vòm họng hoặc thanh quản hơn nữ giới. Mặc dù tỷ lệ chung cao hơn ở người da trắng, nhưng tỷ lệ này ở nam giới da màu cao hơn đáng kể so với tất cả phụ nữ và nam giới thuộc các chủng tộc khác, theo thống kê do NCI công bố.
Ngăn ngừa ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng không thể được ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy vậy, việc thực hiện một số phương pháp sao có thể giúp giảm thiểu nguy vơ mắc loại ung thư này:
Theo NCI, việc sử dụng rượu và hút thuốc kết hợp tạo thành yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến phát triển các loại ung thư vòm họng. Điều này là lý do tại sao việc tránh hoặc hạn chế uống rượu và tránh hút thuốc là hai cách quan trọng giúp ngăn ngừa ung thư ở vùng đầu và cổ.
Hạn chế thuốc lá giúp giảm nguy cơ ung thư vòm họng
Chẩn đoán ung thư vòm họng
Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn.
Nếu các triệu chứng như đau họng, khàn giọng và ho dai dẳng không cải thiện và không có nguyên nhân, bác sĩ có thể nghi ngờ xuất hiện ung thư ở một phần nào đó của cổ họng.
Để kiểm tra ung thư vòm họng, bác sĩ có thể thực hiện nội soi thanh quản. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu nội soi toàn thể.
Nội soi thanh quản giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng của thanh quản. Các bác sĩ có thể sử dụng một chiếc gương đặc biệt để quan sát khu vực này hoặc sử dụng ống nội soi để kiểm tra kỹ hơn. Ống nội soi là một dụng cụ y tế bao gồm một ống mỏng có gắn camera ở đầu.
Nội soi toàn thể cho phép bác sĩ chuyên khoa quan sát thanh quản, thực quản, miệng, khoang mũi và có thể cả phổi cùng một lúc.
Trong trường hợp ung thư xuất hiện ở một vị trí, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những khu vực khác có cùng yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như hút thuốc. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu mô, gọi là sinh thiết, để xét nghiệm.
Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI hoặc siêu âm để giúp xác định chính xác tình trạng bệnh.
Xét nghiệm máu không thể cho biết liệu ung thư có xuất hiện ở miệng hoặc cổ họng hay không. Tuy vậy, phương pháp này có thể giúp đánh giá sức khỏe tổng thể của bạn.
Trong trường hợp cần kiểm tra thêm chi tiết về thực quản, bạn có thể cần chụp X-quang sau khi uống một chất lỏng màu trắng gọi là nuốt bari. Nuốt bari giúp hiển thị các vấn đề của thực quản trên phim X-quang.
Giai đoạn ung thư vòm họng
Một khi bác sĩ tìm thấy các tế bào ung thư ở họng, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để xác định giai đoạn hoặc mức độ ung thư mà bạn đang gặp phải.
Một hệ thống các số từ 0 đến 4 là cách đánh giá cơ bản nhất của các giai đoạn ung thư.
Nhằm xác định giai đoạn của ung thư, bác sĩ cần xem xét các biểu hiện sau:
Các dấu hiệu trên đây được gọi chung là hệ thống phân giai đoạn TNM. Việc chẩn đoán giai đoạn ung thư sẽ phụ thuộc vào cách các yếu tố này kết hợp.
Giai đoạn ung thư là một quá trình phát triển phức tạp. Nếu bạn được chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét giai đoạn, cấp độ và các yếu tố cá nhân để chuẩn bị kế hoạch điều trị phù hợp.
Lựa chọn điều trị
Một số chuyên gia và bác sĩ sẽ hội chẩn nhằm chẩn đoán và điều trị ung thư, chẳng hạn như:
Các lựa chọn điều trị ung thư vòm họng bao gồm:
Phương pháp điều trị mà bác sĩ khuyến nghị sẽ tùy thuộc vào giai đoạn ung thư và các yếu tố khác.
Phẫu thuật
Trong trường hợp khối u ở họng của bạn nhỏ, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u. Phẫu thuật này được thực hiện tại bệnh viện trong khi bạn được gây mê.
Bác sĩ có thể đề nghị một trong các phương pháp phẫu thuật sau:
Xạ trị
Sau khi loại bỏ khối u, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị. Xạ trị là một phương pháp điều trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị tập trung vào bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại sau phẫu thuật.
Xạ trị có thể được chia thành các loại sau:
Hóa trị
Trong trường hợp khối u có kích thước lớn, đồng thời đã lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan hoặc mô khác, bác sĩ có thể đề nghị hóa trị cũng như xạ trị.
Hóa trị là một loại thuốc được sử dụng nhằm tiêu diệt và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Liệu pháp nhắm mục tiêu
Liệu pháp nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc ngăn chặn sự lây lan và phát triển của tế bào ung thư với cơ chế can thiệp vào các phân tử cụ thể chịu trách nhiệm cho sự phát triển của khối u. Một loại liệu pháp nhắm mục tiêu được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng là cetuximab (Erbitux).
Các chuyên gia đang nghiên cứu các loại trị liệu nhắm mục tiêu khác. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp này cùng với hóa trị và xạ trị tiêu chuẩn. Đây có thể là một phần của thử nghiệm lâm sàng.
Liệu pháp miễn dịch
Phương pháp điều trị này được thực hiện bằng cách sử dụng các loại thuốc cho phép hệ thống miễn dịch chống lại ung thư.
Thông thường, hệ thống miễn dịch sử dụng các tế bào được gọi là điểm kiểm tra để kích hoạt phản ứng miễn dịch khi cơ thể cần. Tuy vậy, tế bào ung thư đôi khi sử dụng các điểm kiểm tra này để ngăn hệ thống miễn dịch tấn công chúng. Một số loại thuốc ngăn chặn cơ chế này hoạt động. Khi đó, hệ thống miễn dịch có thể tấn công các tế bào ung thư.
Nếu bạn bị ung thư thanh quản, hai chất ức chế điểm kiểm soát có thể giúp thu nhỏ khối u là pembrolizumab (Keytruda) và nivolumab (Opdivo).
Trong trường hợp các loại thuốc trên phù hợp với bạn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với hóa trị. Thuốc được truyền qua tĩnh mạch, thường là 3, 4 hoặc 6 tuần một lần.
Phục hồi sau điều trị
Những người bị ung thư vòm họng có thể cần được phục hồi chức năng sau khi điều trị để khôi phục khả năng nói. Khi đó, các chuyên viên trị liệu ngôn ngữ và vật lý trị liệu có thể giúp giải quyết các vấn đề trên.
Một số người đang trong quá trình hồi phục có thể học cách sử dụng giọng nói hoàn toàn mới, chẳng hạn như:
Ngoài ra, một số người bị ung thư vòm họng còn gặp phải các biến chứng. Chẳng hạn như:
Các chuyên gia trị liệu có thể giúp giải quyết vấn đề khó nuốt. Trong trường hợp cần phẫu thuật tái tạo để giải quyết vấn đề này hoặc các vấn đề khác, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn các bước tốt nhất sau đó.
TIến triển lâu dài đối với bệnh ung thư vòm họng
Tiến triển của những người bị ung thư vòm họng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. bao gồm vị trí mà tế bào ung thư bắt đầu hình thành, loại ung thư và các yếu tố cá nhân, chẳng hạn như liệu người đó có hút thuốc lá và tiếp tục hút thuốc hay không.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nếu được chẩn đoán sớm, trước khi ung thư lan rộng, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm là 59%.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót tương đối tổng thể sau 5 năm đối với những người mắc bệnh ung thư vòm họng là 52%.
Đối với ung thư thanh quản, NCI cho biết tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm là 61,6%, nhưng tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo bị trí ung thư bắt đầu hình thành.
Những số liệu này dựa trên thống kê về những ca bệnh được chẩn đoán từ năm 2013 đến năm 2019.
Nhiều loại ung thư khác nhau có thể ảnh hưởng đến vùng cổ họng, bao gồm ung thư vòm họng và thanh quản. Hút thuốc và uống rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mắc các bệnh ung thư vòm họng đều có những yếu tố nguy cơ trên.
Việc chẩn đoán sớm và được điều trị đúng cách có thể giúp cải thiện kết quả điều trị cũng như phục hồi của ung thư vòm họng và các loại ung thư khác.
Bạn có thể liên hệ hotline 19001042 hoặc đến Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để khám và điều trị.
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt- CS1 số 16 Lê Hồng Phong- Phường 4- Đà Lạt- Lâm Đồng- CS2 số 5 Thống Nhất Liên Nghĩa- Đức Trọng- Lâm Đồng
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT