Polyp mũi là gì?
Polyp mũi là một dạng u lành rất thường gặp, có thể đơn thuần ở hốc mũi hoặc có thể ở trong các xoang mặt hay ở cả xoang và mũi. Bản chất của polyp mũi thực ra không phải là khối u mà là thoái hoá cục bộ của niêm mạc mũi hay xoang, chủ yếu là lớp tổ chức đệm. Polyp là khối mềm, nhẵn, mọng trong, màu hồng nhạt. Polyp mũi có cấu trúc bên ngoài là lớp biểu mô với tế bào trụ, vuông hoặc thành tế bào lát bẹt, bên trong là tổ chức liên kết với các tế bào xơ tạo thành một lớp lỏng lẻo, chứa các chất dịch nhầy.
Polyp mũi nhỏ thường ít gây triệu chứng, nhưng polyp lớn có thể cản trở đường hô hấp làm bệnh nhân khó thở và giảm khứu giác. Chúng còn có thể gây nhức đầu âm ỉ và ngáy. Một số trường hợp hy hữu, polyp quá lớn có thể thay đổi hình dạng khuôn mặt.
Thuốc men thường được sử dụng điều trị polyp nhỏ. Còn đối với các polyp lớn, cần phẫu thuật để cắt bỏ. Nếu không cắt polyp mũi, để tình trạng kéo dài sẽ làm hốc mũi bị giãn rộng, polyp lòi ra cửa mũi trước, thòng vào cửa mũi sau, phá hỏng xương hốc mũi.
Những cảm giác như cảm lạnh kéo dài hay nghẹt mũi không ngừng ngay cả khi đã sử dụng thuốc cảm và thuốc dị ứng có thể là do polyp mũi gây nên.
Polyp mũi là sự phát triển lành tính, không phải ung thư.
Polyp mềm, nhẵn, mọng trong và màu hồng nhạt
Nguyên nhân gây polyp mũi
Polyp mũi hình thành trong mô niêm mạc mũi khi mũi bị viêm. Niêm mạc là một lớp ẩm giúp bảo vệ vùng bên trong mũi và xoang, đồng thời làm ẩm không khí khi hít thở. Khi bị nhiễm trùng hoặc kích ứng do dị ứng, niêm mạc mũi sẽ sưng đỏ và tiết dịch. Khi bị kích ứng kéo dài, niêm mạc có thể hình thành polyp. Polyp là một khối u tròn tương tự như u nang nhưng nhỏ hơn và có thể chặn đường mũi.
Mặc dù một số người vẫn có thể phát triển polyp mà không gặp vấn đề nào về mũi trước đó, những người khác thường gặp một yếu tố nào đó kích thích phát triển polyp. Những yếu tố này có thể bao gồm:
Đối với một số người, việc phát triển polyp có thể do di truyền. điều này có thể là kết quả của việc gen của người đó khiến niêm mạc phản ứng với chứng viêm.
Triệu chứng của polyp mũi
Polyp mũi là những khối u mềm, không gây đau bên trong đường mũi. Polyp thường xuất hiện ở khu vực tiếp xúc giữa khoang trên và mũi – nơi tiếp xúc giữa mắt, mũi và xương gò má. Do polyp mũi không tác động đến thần kinh, một người thậm chí có thể không biết họ có polyp.
Polyp có thể phát triển đủ lớn gây chặn đường mũi dẫn đến nghẹt mũi mạn tính. Một số triệu chứng khác có thể bao gồm:
Polyp có thể phát triển đủ lớn gây chặn đường mũi dẫn đến nghẹt mũi mạn tính
Chẩn đoán
Polyp mũi có thể nhìn thấy bằng cách sử dụng ống soi tai hoặc ống soi mũi. Nếu polyp nằm sâu hơn trong xoang, bác sĩ có thể cần tiến hành nội soi mũi. Quy trình này được thực hiện bằng cách sử dụng một ống mỏng, linh hoạt có đèn và máy ảnh ở điểm cuối để đưa vào sâu trong mũi bệnh nhân.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần được chụp CT hoặc MRI nhằm xác định kích thước và vị trí chính xác của polyp. Trên kết quả chụp, các polyp sẽ hiển thị dưới dạng những điểm mờ đục. Từ đó, bác sĩ có thể xem xét liệu polyp có làm biến dạng xương tại khu vực đó hay không, đồng thời loại trừ khả năng xuất hiện các khối u khác nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như dị dạng cấu trúc hoặc khối u ung thư.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm dị ứng nhằm xác định nguồn gốc của chứng viêm mũi kéo dài. Những xét nghiệm này thường được thực hiện bằng cách tạo những vết chích nhỏ trên da bệnh nhân và cho tiếp xúc với lần lượt từng chất gây dị ứng. Sau đó, bác sĩ sẽ xem liệu hệ miễn dịch của bệnh nhân có phản ứng với bất kỳ chất gây dị ứng nào hay không.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị polyp mũi, trẻ có thể cần phải xét nghiệm các bệnh do di truyền, chẳng hạn như xơ nang.
Điều trị polyp mũi
Thuốc
Đầu tiên, các loại thuốc kháng viêm có thể được sử dụng nhằm giảm kích thước của polyp và giảm các triệu chứng của tình trạng này.
Ngoài ra, thuốc xịt mũi chứa Steroid có thể giúp giảm chảy nước mũi và nghẹt mũi bằng cách thu nhỏ polyp. Tuy nhiên, một khi ngưng dùng thuốc, các triệu chứng có thể nhanh chóng tái phát.
Một số ví dụ về thuốc xịt mũi chứa Steroid bao gồm:
Fluticasone (Flonase, Veramyst)
Budesonide (Rhinocort)
Mometasone (Nasonex)
Steroid dạng uống hoặc tiêm, chẳng hạn như Prednisone, có thể là một lựa chọn nếu thuốc xịt mũi không có tác dụng. Tuy vậy, đây không phải là một giải pháp điều trị lâu dài do những tác dụng phụ có thể gặp như giữ nước, tăng huyết áp và tăng áp lực mắt.
Thuốc kháng Histamine hoặc kháng sinh cũng có thể được sử dụng nhằm điều trị dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang do viêm mũi.
Phẫu thuật
Sau khi sử dụng thuốc, nếu các triệu chứng vẫn không cải thiện, phẫu thuật có thể được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn polyp. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào kích thước của polyp. Phẫu thuật cắt bỏ polyp là một phẫu thuật ngoại trú được thực hiện bằng một thiết bị dạng hút có kích thước nhỏ nhằm cắt và loại bỏ mô mềm, bao gồm cả niêm mạc.
Đối với các polyp lớn hơn, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật nội soi xoang bằng một ống nội soi mỏng, linh hoạt với một máy ảnh siêu nhỏ và các dụng cụ nhỏ ở đầu. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa ống nội soi vào bên trong mũi của bệnh nhân, xác định vị trí polyp hoặc các vật cản khác và tiến hành cắt bỏ. Bác sĩ cũng có thể mở rộng các lỗ thông xoang của bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật. Trong hầu hết trường hợp, loại phẫu thuật này là một thủ tục y tế ngoại trú.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được yêu cầu sử dụng thuốc xịt mũi và rửa mũi bằng nước muối nhằm ngăn polyp tái phát.
Biến chứng
Việc điều trị polyp mũi, đặc biệt là bằng phẫu thuật, có thể dẫn đến các tình trạng như chảy máu cam hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, việc điều trị kéo dài với thuốc xịt mũi Steroid hoặc thuốc uống Corticosteroid có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng tự nhiên của xoang.
Triển vọng
Đối với điều trị bằng phẫu thuật, hầu hết các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị mất khứu giác, giác quan này có khả năng sẽ bị mất vĩnh viễn.
Ngay cả khi được phẫu thuật, polyp mũi có thể tái phát ở khoảng 15% số người có vấn đề mũi mạn tính. Vì thế bệnh nhân cần chú ý chăm sóc sức khoẻ và thường xuyên khám định kỳ. Bạn có thể liên hệ đường dây nóng 19001042, Bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng của Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt thăm khám và tư vấn cho Bạn.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT