Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là một phản ứng dị ứng của cơ thể đối với các chất gây dị ứng cụ thể. Chất gây dị ứng là một chất vô hại gây phản ứng dị ứng. Phấn hoa là chất gây dị ứng phổ biến nhất gây viêm mũi dị ứng theo mùa.
Theo Học viện Dị ứng, Suyễn & miễn dịch Hoa Kỳ (AAAAI) gần 8% dân số Hoa Kỳ bị viêm mũi dị ứng và con số này trên toàn thế giới là từ 10% đến 30% dân số.
Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng bao gồm:
Ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể thường sẽ xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng trên ngay lập tức. Một số triệu chứng, chẳng hạn như đau đầu và mệt mỏi, chỉ có thể xảy ra sau khi tiếp xúc lâu dài với chất gây dị ứng. Sốt không phải là triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Đối với một số người, các triệu chứng trên hiếm khi xảy ra. Điều này có thể do cơ thể tiếp xúc với một lượng lớn chất gây dị ứng. Ngược lại, nhiều người xuất hiện triệu chứng quanh năm. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài trong nhiều tuần và không cải thiện.
Nguyên nhân
Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng Histamine – một chất hoá học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi chất gây dị ứng. Chất này có thể gây viêm mũi dị ứng và đồng thời xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi và ngứa mắt.
Ngoài phấn hoa, các chất gây dị ứng phổ biến khác bao gồm:
Tại những thời điểm nhất định trong năm, dị ứng phấn hoa có thể là một tình trạng đặc biệt khó giải quyết. Phấn hoa từ cây cối và hoa phổ biến hơn vào mùa xuân. Trong khi phấn hoa từ cỏ dại thường phổ biến vào mùa hè và mùa thu.
Phân loại
Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại: theo mùa và lâu năm. Dị ứng theo mùa thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu và thường do các tác nhân gây dị ứng ngoài trời như phấn hoa. Dị ứng lâu năm có thể xảy ra quanh năm hoặc tại bất kỳ thời điểm nào trong năm do phản ứng với các chất có trong nhà như mạt bụi và da chết của thú cưng.
Yếu tố nguy cơ
Viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Tuy nhiên, bạn có nhiều khả năng bị viêm mũi dị ứng hơn nếu trong gia đình có người có tiền sử dị ứng. Một số bệnh như hen suyễn hoặc chàm dị ứng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng.
Một số yếu tố từ bên ngoài cũng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mũi dị ứng, bao gồm:
Khói thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Chẩn đoán
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng dị ứng, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Khi đó, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định loại dị ứng và đưa ra kế hoạch điều trị cũng như phòng ngừa tốt nhất.
Thử nghiệm chích da là một trong những loại xét nghiệm dị ứng phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ đặt lần lượt một số chất lên da của bạn để xem phản ứng của cơ thể đối với từng chất khác nhau. Thông thường, da sẽ xuất hiện một vết sưng nhỏ có màu đỏ nếu bạn bị dị ứng với một chất nhất định.
Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm chất hấp thụ dị ứng phóng xạ (RAST) cũng rất phổ biến. Xét nghiệm này sẽ đo lượng kháng thể Globulin miễn dịch E đối với các dị ứng cụ thể trong máu.
Điều trị
Viêm mũi dị ứng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm thuốc, các biện pháp tại nhà cũng như các loại thuốc thay thế. Liên hệ với bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị mới nào cho bệnh viêm mũi dị ứng!
Thuốc kháng Histamine
Thuốc kháng Histamine có thể được dùng để điều trị dị ứng. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn cơ thể tạo ra Histamine. Một số loại thuốc kháng Histamine không kê đơn phổ biến bao gồm:
Fexofenadine (Allegra )
Diphenhydramine (Benadryl )
Desloratadine (Clarinex )
Loratadine (Claritin )
Levocetirizine (Xyzal )
Cetirizine (Zyrtec )
Tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy chắc chắn rằng loại thuốc bạn sử dụng không ảnh hưởng đến những tình trạng sức khoẻ hiện tại.
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi có thể được sử dụng trong một thời gian ngắn, thường không quá 3 ngày, để giảm nghẹt mũi và áp lực xoang. Sử dụng trong thời gian dài hơn có thể gây phụ thuộc thuốc, các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn ngay cả trước khi sử dụng thuốc. Một số loại thuốc thông mũi phổ biến bao gồm:
Oxymetazoline (Thuốc xịt mũi Afrin)
Pseudoephedrine (Sudafed )
Phenylephrine (Sudafed PE )
Cetirizine với pseudoephedrine (Zyrtec-D)
Trong trường hợp có các tình trạng như nhịp tim bất thường, bệnh tim, tiền sử đột quỵ, rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao hoặc các vấn đề về bàng quang, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thông mũi.
Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi
Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng khác trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng loại thuốc, bạn có thể cần tránh sử dụng lâu dài.
Tưng tự như thuốc thông mũi, việc lạm dụng một số loại thuốc nhỏ mắt và xịt mũi có thể gây tác dụng phụ.
Corticosteroid có thể giúp giảm viêm và phản ứng miễn dịch, đồng thời không gây hiệu ứng phục hồi. Thuốc xịt mũi chứa Steroid được khuyên dùng như một phương pháp lâu dài để kiểm soát các triệu chứng dị ứng.
Liên hệ với bác sĩ trước khi bắt đầu một phương pháp điều trị dị ứng để đảm bảo rằng bạn đang dùng đúng loại thuốc phù hợp với các triệu chứng của bản thân. Bác sĩ cũng có thể giúp xác định sản phẩm nào nên được sử dụng trong thời gian ngắn và sản phẩm nào cần được dùng trong thời gian dài.
Liệu pháp miễn dịch
Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch hoặc tiêm phòng dị ứng nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng. Bạn có thể kết hợp liệu pháp điều trị này với thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tiêm phòng dị ứng giúp giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các chất gây dị ứng cụ thể. Tuy nhiên, liệu pháp này cần thời gian dài và tuân thủ kế hoạch điều trị để đạt hiệu quả.
Kế hoạch tiêm phòng dị ứng bắt đầu với giai đoạn tích tụ. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được tiêm 1 đến 3 lần mỗi tuần trong khoảng 3 đến 6 tháng để cơ thể quen với chất gây dị ứng trong mũi tiêm.
Trong giai đoạn duy trì, bạn cần gặp bác sĩ dị ứng mỗi 2 đến 4 tuần để tiêm ngừa. Thời gian duy trì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. Bạn có thể không nhận thấy sự thay đổi cho đến hơn 1 năm kể từ khi bắt đầu giai đoạn duy trì. Khi đó, các triệu chứng dị ứng có thể giảm dần hoặc biến mất hoàn toàn.
Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng với chất gây dị ứng có trong mũi tiêm. Do đó, nhiều bác sĩ yêu cầu theo dõi bệnh nhân từ 30 đến 45 phút sau khi tiêm để đảm bảo không có phản ứng với thuốc gây nguy hiểm.
Biện pháp tại nhà
Những biện pháp điều trị tại nhà sẽ phụ thuộc vào chất gây dị ứng mà bạn gặp phải. Nếu bị dị ứng theo mùa hoặc dị ứng phấn hoa, bạn nên sử dụng máy điều hoà thay vì mở cửa sổ và nếu có thể, hãy lắp đặt bộ lọc chuyên dụng chống dị ứng.
Sử dụng máy hút ẩm hoặc bộ lọc không khí HEPA có thể giúp kiểm soát dị ứng khi ở trong nhà. Nếu bạn dị ứng với mạt bụi, hãy giặt ra trải giường và chăn trong nước nóng trên 54 độ C. Ngoài ra, hút bụi hàng tuần và hạn chế trải thảm trong nhà cũng có thể giúp giảm kích hoạt các phản ứng dị ứng.
Sử dụng máy hút ẩm hoặc bộ lọc không khí HEPA có thể giúp kiểm soát dị ứng
Các loại thuốc thay thế và thực phẩm bổ sung
Do lo ngại về những tác dụng phụ có thể xảy ra, ngày càng có nhiều người bị dị ứng tìm cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng những phương pháp tự nhiên. Tuy vậy, cần lưu ý rằng bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể có tác dụng phụ, ngay cả khi loại thuốc đó được xem là tự nhiên. Ngoài các biện pháp giảm triệu chứng tại nhà, nhiều người lựa chọn các loại thuốc thay thế hoặc thực phẩm bổ sung. Nhược điểm của các phương pháp này là có rất ít bằng chứng hỗ trợ chứng minh độ an toàn và hiệu quả, đồng thời liều lượng chính xác cũng khó xác định.
Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khoẻ Bổ sung & Tích hợp (NCCIH) Hoa Kỳ, một số phương pháp điều trị sau đây có thể hiệu quả trong việc kiểm soát viêm mũi dị ứng theo mùa. Tuy vậy, vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn. Trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào dưới đây:
Mặc dù các phương pháp điều trị thay thế này có nguồn gốc từ thực vật và các chất tự nhiên khác, chúng vẫn có khả năng tương tác với thuốc cũng như gây kích ứng. Do đó, hãy thử những phương pháp này với một lượng nhỏ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Biến chứng
Trên thực tế, bản thân bệnh viêm mũi dị ứng là không thể ngăn ngừa. Do đó, điều trị và quản lý chất gây dị ứng là chìa khoá giúp kiểm soát dị ứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Một số biến chứng có thể tiến triển từ viêm mũi dị ứng bao gồm:
Các biến chứng cũng có thể phát sinh do tác dụng phụ của thuốc kháng Histamine. Buồn ngủ là tác dụng phụ phổ biến nhất. Ngoài ra, đau đầu, lo lắng và mất ngủ cũng có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, thuốc kháng Histamine có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hoá, tiết niệu và tuần hoàn.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Trẻ em cũng có thể bị viêm mũi dị ứng và các triệu chứng thường xuất hiện trước 10 tuổi. Nếu nhận thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm lạnh vào cùng một thời điểm mỗi năm, trẻ có thhể bị viêm mũi dị ứng theo mùa.
Các triệu chứng ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Trẻ em thường chảy nước mắt, đỏ mắt, được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như thở khò khè hoặc khó thở, trẻ có thể bị hen suyễn.
Trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị dị ứng, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ được xác định bị dị ứng theo mùa, hãy hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng bằng cách cho trẻ ở trong nhà trong các mùa phấn hoa. Ngoài ra, giặt quần áo và ra trải giường thường xuyên trong mùa dị ứng và hút bụi thường xuyên cũng có thể hữu ích.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng khác nhau cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, ngay cả với liều lượng nhỏ. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi điều trị cho trẻ bằng bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp thay thế nào.
Ngăn ngừa dị ứng
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng là kiểm soát tình trạng dị ứng trước khi cơ thể có cơ hội phản ứng với những chất gây dị ứng. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa với các chất gây dị ứng phổ biến.
Phấn hoa
AAAAI khuyến nghị bắt đầu sử dụng thuốc trước các đợt cao điểm dị ứng theo mùa. Ví dụ, nếu bạn nhạy cảm với phấn hoa vào mùa xuân, bạn có thể bắt đầu sử dụng thuốc kháng Histamine trước khi phản ứng dị ứng xảy ra. Ngoài ra, bạn nên ở trong nhà vào những thời điểm phấn hoa cao điểm và tắm ngay sau khi ra ngoài. Bạn cũng nên đóng cửa sổ trong các mùa dị ứng và sấy khô quần áo bằng máy sấy thay vì phơi ngoài trời.
Mạt bụi
Để giảm tiếp xúc với mạt bụi, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để đảm bảo nhà của bạn không phải là môi trường thuận lợi cho mạt bụi phát triển. Đầu tiên, hãy lau nhà thay vì quét. Nếu nhà bạn có thảm, hãy sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên lau bụi trên các bề mặt đồ vật và giặt ra trải giường hàng tuần bằng nước nóng, đồng thời sử dụng gối và vỏ gối có khả năng chống dị ứng để giảm tiếp xúc với mạt bụi trong khi ngủ.
Lông và da chết từ thú cưng
Lý tưởng nhất là bạn nên hạn chế tiếp xúc với bất kỳ loài vật nuôi nào mà bạn bị dị ứng. Nếu không thể, hãy đảm bảo vệ sinh các bề mặt vật dụng trong nhà thường xuyên, rửa tay ngay sau khi chạm vào thú cưng và đảm bảo vật nuôi tránh xa giường ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt quần áo sau khi đến thăm nhà bạn bè hoặc người thân có nuôi thú cưng.
Lời khuyên giúp ngăn ngừa dị ứng
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT