ĐAU & KHÓ NUỐT: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
Triệu chứng đau hoặc khó chịu khi nuốt có thể xuất hiện do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc một tình trạng sức khỏe khác. Việc điều trị thường tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là uống nhiều nước.
Cảm giác đau khi nuốt là một tình trạng tương đối phổ biến. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể có thể gặp phải tình trạng này. Triệu chứng này có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra.
Khó nuốt cùng đau họng thường là triệu chứng của nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng. Hãy liên hệ với bác sĩ trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc cản trở việc ăn, uống hoặc thở.
Cảm giác đau khi nuốt là tình trạng phổ biến
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây khó nuốt phổ biến bao gồm:
Ngoài ra, các nguyên nhân sau, tuy ít gặp hơn, cũng có thể dẫn đến tình trạng đau khi nuốt như:
Trong một số ít trường hợp, tình trạng đau khi nuốt có thể chỉ ra một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư thực quản.
Biến chứng
Các tình trạng gây đau khi nuốt có thể dẫn đến các biến chứng như:
Ngoài ra, nếu tình trạng đau khi nuốt là do nhiễm trùng gây nên, một số triệu chứng sau có thể xuất hiện cùng lúc với đau và khó nuốt, bao gồm:
Trường hợp cần trợ giúp y tế
Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa trong trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng sau đây cùng với tình trạng đau khi nuốt:
Trong trường hợp bạn là người lớn và đang gặp phải các triệu chứng sau, hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt:
Ngoài ra, nếu tình trạng đau khi nuốt diễn ra cùng với các triệu chứng sau, hãy liên hệ với bác sĩ:
Chẩn đoán
Khi đến gặp bác sĩ, hãy miêu tả chính xác mọi triệu chứng bạn đang gặp phải. Đồng thời, hãy chú ý đến những triệu chứng mới xuất hiện, kéo dài hoặc trở nên nặng hơn. Việc mô tả kỹ càng tất cả các triệu chứng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây đau và khó nuốt.
Trong trường hợp khám lâm sàng không đủ để xác định chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như:
Điều trị
Việc điều trị tình trạng đau và khó nuốt có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cổ họng, amidan hoặc thực quản. Đồng thời, bác sĩ có thể kê đơn nước súc miệng có tác dụng làm tê cổ họng khi bạn dùng thuốc kháng sinh đường uống.
Chất gây tê tạm thời này giúp ngăn chặn tình trạng đau khi nuốt viên thuốc. Đối với cơn đau nghiêm trọng, thuốc xịt họng có thể giúp làm tê và giảm đau. Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc chống viêm để giảm viêm ở thực quản, cổ họng hoặc amidan.
Trong trường hợp bạn thường xuyên bị đau khi nuốt do viêm amidan tái phát hoặc nếu viêm amidan không đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Biện pháp điều trị tại nhà
Thuốc kháng axit không kê đơn (OTC) có thể làm giảm sưng tấy ở thực quản do trào ngược axit dạ dày. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặc trị để giúp giảm các triệu chứng của trào ngược axit mạn tính hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Dùng thuốc kháng axit OTC đôi khi không đủ để điều trị các triệu chứng của GERD.
Một số biện pháp điều trị tại nhà mà bạn có thể thử áp dụng bao gồm:
Có nhiều phương pháp tại nhà làm giảm đau họng
Đối với tình trạng đau và khó nuốt, bạn có thể điều trị tại nhà bằng một số phương pháp như uống đủ nước hoặc súc miệng bằng nước muối ấm. tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh không giảm bớt hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Rửa tay thường xuyên và tránh dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác để tránh lây nhiễm vi khuẩn hoặc vi-rút. Uống đủ nước và nghỉ ngơi nhiều cũng rất quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi của cơ thể.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT