VIÊM AMIDAN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Nhiều trong số các loại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus có thể gây viêm amidan. Các triệu chứng của viêm amidan có thể bao gồm đau họng, khó nuốt, đau khi nuốt, cùng các triệu chứng khác.
Amidan là hai hạch bạch huyết nằm ở hai bên phía sau cổ họng. Amidan hoạt động như một cơ chế bảo vệ và giúp cơ thể tránh bị nhiễm trùng. Khi amidan bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi-rút, tình trạng này được gọi là viêm amidan.
Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và là bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong khoảng thời gian từ khi học mẫu giáo đến tuổi thiếu niên. Các triệu chứng bao gồm đau họng, sưng amidan và sốt.
Các mầm bệnh gây viêm amiđan có thể lây nhiễm sang người khác. Trong đó, nhiều loại vi rút, vi khuẩn thông thường có thể gây bệnh, gồm cả vi khuẩn Streptococcal. Viêm amidan do viêm họng liên cầu khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị.
Viêm amidan rất dễ chẩn đoán. Các triệu chứng thường hết trong vòng 7 đến 10 ngày.
Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng thể về viêm amidan, từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến những cách điều trị phù hợp.
Nguyên nhân
Amidan được xem là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể giúp chống lại bệnh tật. Hai hạch bạch huyết ở cổ này tạo ra các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Amidan ngăn vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể bạn qua miệng và mũi. Tuy nhiên, amidan cũng dễ bị nhiễm trùng từ chính các mầm bệnh này.
Một loại virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, có thể gây ra viêm amidan. Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn, cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Triệu chứng
Các triệu chứng của viêm amidan có thể bao gồm:
Đối với trẻ nhỏ, bạn cũng có thể nhận thấy trẻ dễ cáu kỉnh hơn, kém ăn hoặc tăng tiết nước bọt.
Viêm amiđan có thể gây đau vùng vọng, làm trẻ khó chịu
Điều trị
Những trường hợp viêm amidan nhẹ không nhất thiết phải điều trị, đặc biệt nếu nguyên nhân là do nhiễm vi-rút, chẳng hạn như cảm lạnh.
Phương pháp điều trị cho những trường hợp viêm amidan nặng hơn có thể bao gồm sử dụng kháng sinh hoặc cắt amidan. Nếu một người bị mất nước do viêm amidan, họ cũng có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Thuốc giảm đau để giảm đau họng cũng có thể giúp ích trong khi amidan đang hồi phục.
Cắt amiđan
Cắt amidan còn được gọi là phẫu thuật cắt bỏ amidan. Bác sĩ thường sẽ chỉ đề nghị cắt amiđan trong trường hợp viêm amiđan mãn tính hoặc tái phát, viêm amiđan gây các biến chứng hoặc triệu chứng không cải thiện.
Trong trường hợp bạn bị viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn ít nhất 5 đến 7 lần trong vòng một năm, phẫu thuật cắt amidan có thể giúp bạn ngăn chặn những đợt tái phát này. Phẫu thuật cũng có thể làm giảm các vấn đề về hô hấp hoặc khó nuốt do viêm amidan.
Phẫu thuật cắt amidan chỉ được áp dụng khi có chỉ định
Theo một nghiên cứu năm 2017, phẫu thuật cắt amidan có thể làm giảm số ca nhiễm trùng họng ở trẻ em trong năm đầu tiên sau phẫu thuật. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2018 cho thấy những người trưởng thành đã cắt bỏ amidan khi còn nhỏ sẽ thường đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và truyền nhiễm về lâu dài cao hơn.
Phẫu thuật cắt amidan có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, tuy vậy, bạn vẫn có thể bị viêm họng liên cầu khuẩn và các bệnh nhiễm trùng cổ họng khác sau khi phẫu thuật. Amidan cũng có thể mọc lại sau phẫu thuật, nhưng trường hợp này rất hiếm.
Thuốc kháng sinh
Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra viêm amidan, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Thuốc kháng sinh có thể giúp giải quyết các triệu chứng của viêm amidan nhanh hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh và gây ra các tác dụng phụ khác, như đau bụng. Thuốc kháng sinh cần thiết hơn cho những người có nguy cơ bị biến chứng do viêm amidan.
Trong trường hợp bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh, điều quan trọng cần chú ý là bạn phải hoàn thành toàn bộ liều kháng sinh. Ngay cả khi các triệu chứng đã khỏi hoàn toàn, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn không dùng hết thuốc theo quy định. Bác sĩ có thể yêu cầu tái khám để đảm bảo rằng thuốc có hiệu quả.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cổ họng của bạn để đưa ra chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu cấy cổ họng bằng cách sử dụng tăm bông và lấy dịch phía sau cổ họng của bạn. Mẫu cấy sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng cổ họng.
Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu máu của bạn để xét nghiệm công thức máu toàn bộ. Xét nghiệm này có thể cho biết tình trạng nhiễm trùng là do virus hay vi khuẩn, điều này có thể quyết định lựa chọn điều trị của bạn.
Phân loại
Tình trạng viêm amidan có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau và dựa trên những điều kiện cụ thể. Theo đó, viêm amidan có thể được chia thành viêm amidan cấp tính, viêm amidan mãn tính và viêm amidan tái phát.
Viêm amiđan cực kỳ phổ biến ở trẻ em. Trên thực tế, hầu hết trẻ em đều có thể bị viêm amiđan ít nhất một lần.
Nếu các triệu chứng kéo dài khoảng 10 ngày hoặc ít hơn, bác sĩ sẽ coi đó là viêm amidan cấp tính. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn hoặc nếu viêm amiđan tái phát nhiều lần trong năm thì đây có thể là viêm amiđan mãn tính hoặc tái phát.
Các triệu chứng của viêm amidan cấp tính có thể sẽ cải thiện khi điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể cần các phương pháp điều trị khác, như dùng kháng sinh.
Các triệu chứng viêm amidan mãn tính kéo dài hơn so với giai đoạn cấp tính. Bạn có thể gặp các triệu chứng kéo dài sau đây:
Viêm amidan mãn tính cũng có thể gây ra sỏi amidan, khi các chất như tế bào chết, nước bọt và thức ăn tích tụ trong các kẽ hở của amidan. Sau đó, các mảnh vụn này có thể cứng lại thành những viên sỏi nhỏ. Sỏi amidan có thể tự bong ra hoặc cần sự can thiệp của bác sĩ.
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ amidan nếu bạn bị viêm amidan mãn tính.
Tương tự như viêm amidan mãn tính, phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho viêm amidan tái phát là cắt amidan. Viêm amidan được xem là tái phát nếu:
Nghiên cứu từ năm 2018 cho thấy viêm amidan mãn tính và tái phát có thể xảy ra do màng sinh học ở các nếp gấp của amidan. Màng sinh học là một cộng đồng vi sinh vật đã phát triển khả năng kháng kháng sinh và có thể gây nhiễm trùng tái phát nhiều lần.
Di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây viêm amidan tái phát. Một nghiên cứu năm 2019 trên amidan của trẻ bị viêm amidan tái phát. Nghiên cứu cho thấy di truyền có thể gây ra phản ứng miễn dịch không đủ đối với vi khuẩn liên cầu nhóm A, gây ra bệnh viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Những trường hợp cần được trợ giúp y tế bao gồm:
Trong một số ít trường hợp, viêm amidan có thể khiến cổ họng sưng tấy đến mức gây khó thở. Nếu điều này xảy ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Trong khi một số trường hợp viêm amidan có thể tự khỏi mà không cần điều trị, một số trường hợp khác có thể cần sự trợ giúp y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Viêm amidan có lây không?
Viêm amiđan không lây nhiễm nhưng các sinh vật truyền nhiễm gây ra bệnh này có thể truyền sang người khác trong vòng 24 đến 48 giờ trước khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Những vi trùng này vẫn có thể lây sang người khác cho đến khi bạn khỏi bệnh hoàn toàn.
Sau khoảng 24 giờ dùng thuốc kháng sinh, vi khuẩn sẽ không thể truyền sang người khác.
Bạn có thể bị viêm amidan nếu hít phải những hạt nước mang mầm bệnh một khi người bị bệnh ho hoặc hát hơi. Nếu bạn chạm vào một vật có khả năng chứa sinh vật truyền nhiễm, như tay nắm cửa, sau đó chạm vào mũi hoặc miệng, bạn cũng có thể bị viêm amidan.
Tiếp xúc với nhiều người làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và vi rút gây viêm amidan. Đây là lý do tại sao trẻ em ở độ tuổi đi học thường mắc bệnh. Trong trường hợp nhận thấy có các triệu chứng của viêm amidan, bạn nên khử khuẩn thường xuyên, sử dụng khẩu trang và hạn chế tiếp xúc gần với người khác để tránh lây bệnh.
Viêm amidan do virus
Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm amidan. Các loại vi-rút gây cảm lạnh thông thường thường là nguyên nhân gây viêm amidan, nhưng các loại vi-rút khác cũng có thể gây ra bệnh này, bao gồm:
Do virus Epstein-Barr có thể gây ra cả bệnh bạch cầu đơn nhân và viêm amiđan, nên đôi khi những người mắc bệnh bạch cầu đơn nhân sẽ bị viêm amiđan như một bệnh nhiễm trùng thứ cấp.
Nếu bạn bị viêm amidan do virus, các triệu chứng của bạn có thể bao gồm ho hoặc nghẹt mũi. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại vi-rút, tuy nhiên, bạn có thể điều trị các triệu chứng thông thường bằng cách bổ sung đủ nước, uống thuốc giảm đau không kê đơn và nghỉ ngơi để giúp cơ thể hồi phục.
Viêm amidan do vi khuẩn
Viêm amidan do vi khuẩn thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Khoảng 15 đến 30%các trường hợp viêm amidan ở nhóm tuổi này là do vi khuẩn. Thông thường, viêm amidan do vi khuẩn strep gây viêm họng liên cầu khuẩn. Nhưng các vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm amidan.
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị viêm amidan do vi khuẩn. Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, việc điều trị hầu hết các trường hợp viêm amidan do virus và vi khuẩn sẽ tương tự nhau.
Biện pháp điều trị tại nhà
Một số phương pháp điều trị bạn có thể thử tại nhà để giảm đau họng do viêm amidan, bao gồm:
Sử dụng thuốc xịt họng thay vì viên ngậm cho trẻ nhỏ và luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.
Biến chứng
Trong trường hợp không dùng đủ liều kháng sinh hoặc thuốc kháng sinh không tiêu diệt được vi khuẩn, các biến chứng do viêm amidan có thể xảy ra. Bao gồm sốt thấp khớp và viêm cầu thận do nhiễm liên cầu khuẩn, cũng như:
Dùng thuốc đúng và đủ liều theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng kể trên.
Phòng ngừa
Để giảm nguy cơ bị viêm amidan, bạn có thể áp dụng những cách sau:
Amidan sưng có thể gây khó thở, có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Nếu không điều trị, mầm bệnh gây viêm amiđan có thể lây lan sang khu vực phía sau amiđan hoặc đến các mô xung quanh.
Các triệu chứng viêm amidan do nhiễm vi khuẩn thường cải thiện trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Nhiễm trùng có khả năng lây truyền cho đến sau 24 giờ kể từ khi dùng kháng sinh.
Bạn có thể liên hệ hotline 19001042 hoặc đến Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để khám và điều tr các bệnh lý liên quan đến amiđanị.
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt- CS1 số 16 Lê Hồng Phong- Phường 4- Đà Lạt- Lâm Đồng- CS2 số 5 Thống Nhất Liên Nghĩa- Đức Trọng- Lâm Đồng
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT