Thông tin bao gồm:
Ho là một phản xạ bình thường của cơ thể nhằm làm sạch cổ họng khỏi chất nhầy hoặc các chất kích thích khác từ môi trường. Trong khi mọi người thỉnh thoảng ho để hắng giọng, một vài điều kiện có thể gây ho thường xuyên hơn.
Hầu hết các đợt ho sẽ hết hoặc cải thiện đáng kể trong vòng vài tuần. Trong trường hợp tình trạng ho không cải thiện, hãy liên hệ với bác sĩ do vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn như khàn giọng hoặc ho ra máu.
Bạn có biết?
Ho kéo dài dưới 3 tuần là ho cấp tính. Ho kéo dài từ 3 đến 8 tuần và cải thiện vào cuối thời gian này được gọi là ho bán cấp. Ho dai dẳng kéo dài hơn 8 tuần là ho mạn tính.
Nguyên nhân gây ho
Làm sạch đường thở
Khi đường thở bị tắc nghẽn do chất nhầy hoặc các chất kích thích từ môi trường như khói hoặc bụi, ho đóng vai trò như một phản ứng phản xạ giúp làm sạch các chất nhầy giúp chúng ta thở dễ dàng hơn.
Thông thường, loại ho này tương đối ít xảy ra. Tuy vậy, ho sẽ tăng lên khi tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá.
Vi-rút
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ho là nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm.
Ho cũng là một triệu chứng phổ biến của việc nhiễm vi-rút Corona 19 (COVID 19). Ngoài ra, ho mạn tính cũng là một triệu chứng đặc trưng của COVID 19 kéo dài (Long COVID).
Nhiễm trùng đường hô hấp thường do vi-rút gây ra và có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Các loại thuốc kháng vi-rút như thuốc trị cúm có hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng trong vòng 2 ngày kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Hút thuốc lá
Hút thuốc là một nguyên nhân phổ biến khác gây ho.
Hầu hết các trường hợp ho do hút thuốc đều là ho mạn tính. Ban đầu, ho thường là ho khan và đờm sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi thời gian hút thuốc tăng lên và cơn ho trở nên nghiêm trọng.
Hen suyễn
Một nguyên nhân phổ biến gây ho ở trẻ nhỏ là bệnh hen suyễn. Ho do hen suyễn thường kèm theo tình trạng thở khò khè nên rất dễ nhận biết.
Những đợt kịch phát hen suyễn nên được điều trị bằng cách sử dụng thuốc để mở đường thở, thường bằng ống hít hoặc máy phun sương. Trẻ em bị hen suyễn có thể khỏi bệnh khi lớn lên.
Thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ho, mặc dù đây là một tác dụng phụ hiếm gặp.
Thuốc ức chế Men chuyển Angiotensin A có thể gây ho. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Cơn ho thường sẽ chấm dứt một khi ngưng sử dụng thuốc.
Điều kiện khác
Một số tình trạng khác có thể gây ho bao gồm:
Một tình trạng phổ biến khác có thể gây ho mạn tính là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trong tình trạng này, thức ăn hoặc chất lỏng từ dạ dày sẽ chảy ngược vào thực quản. Dòng chảy ngược này kích thích phản xạ trong khí quản gây ho.
Ho có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau
Trường hợp khẩn cấp
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng ho không thuyên giảm sau 2 tuần do đây có thể là triệu chứng của các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, một số triệu chứng khẩn cấp nên được chăm sóc y tế bao gồm:
Điều trị
Ho có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ho. Người lớn khoẻ mạnh hầu hết có thể điều trị ho bằng các phương pháp tại nhà và tự chăm sóc.
Phương pháp điều trị tại nhà
Ho do vi-rút không thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, bạn có thể làm dịu cơn ho bằng những phương pháp sau:
Những biện pháp dân gian làm dịu cơn ho
Chăm sóc y tế
Thông thường, trước khi điều trị y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng ho của bạn bằng việc kiểm tra họng, nghe âm thanh tiếng ho và xem xét các triệu chứng khác.
Trong trường hợp tình trạng ho có khả năng do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho chứa Codein hoặc sirô ho long đờm.
Chẩn đoán
Nhằm xác định nguyên nhân gây ho của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm bổ sung. Những xét nghiệm này bao gồm:
Một vài trường hợp nghiêm trọng hơn có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung sau:
Trong trường hợp các xét nghiệm trên không thể thực hiện được hoặc có ít khả năng thành công, hoặc cơn ho sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm ho.
Biến chứng
Trong hầu hết mọi trường hợp, ho sẽ tự khỏi trong vòng 1 hoặc 2 tuần kể từ khi cơn ho bắt đầu. Ho thường không gây ra bất kỳ tổn thương hoặc triệu chứng lâu dài nào.
Trong một vài trường hợp, ho nặng và kéo dài có thể gây ra các biến chứng tạm thời như:
Những biến chứng trên là rất hiếm và thường ngừng lại khi cơn ho kết thúc. Tuy vậy, nếu ho là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn khó có thể tự khỏi, nếu không được điều trị, tình trạng này có thể xấu đi và dẫn đến các biến chứng khác.
Ngăn ngừa
Ho là một phản ứng tự nhiên và cần thiết để làm sạch đường thở của bạn. Tuy vậy, nếu ho do những nguyên nhân khác, bạn có thể thực hiện một số cách để ngăn ngừa những cơn ho này.
Hút thuốc là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính. Tình trạng ho này rất khó chữa nếu không bỏ hút thuốc.
Theo một nghiên cứu vào năm 2018, chế độ ăn giàu chất xơ và nhiều trái cây có thể giúp giảm các triệu chứng hô hấp mạn tính, chẳng hạn như ho có đờm.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của nhiều bác sĩ, người lớn gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể giảm ho bằng cách tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
Nếu có thể, hãy tránh tiêpx xúc với những người mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm phế quản. Điều này sẽ làm giảm khả năng tiếp xúc với vi trùng và lây lan bệnh.
Nếu bạn đang mắc các bệnh lý làm tăng khả năng bị ho, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản hoặc hen suyễn, hãy trao đổi với bác sĩ về những phương pháp điều trị và chiến lược quản lý phù hợp.
Sau khi tình trạng bệnh được kiểm soát, bạn có thể thấy rằng cơn ho sẽ biến mất hoặc cải thiện.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT