Bài viết bao gồm:
Nhiễm trùng tai ngoài là gì?
Nhiễm trùng tai ngoài, hay viêm tai ngoài, là tình trạng nhiễm trùng phần ngoài của tai và ống tai. Đây là phần nối giữa vành tai và màng nhĩ.
Một loại viêm tai ngoài phổ biến là viêm tai ngoài do bơi lội. Tình trạng này xảy ra do tiếp xúc thường xuyên với độ ẩm cao. Loại viêm tai này phổ biến ở cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn thường xuyên đi bơi.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng tai ngoài
Bơi lội, hoặc thậm chí tắm quá thường xuyên có thể dẫn đến nhiễm trùng tai ngoài. Khi đó, nước đọng lại bên trong ống tai có thể trở thành môi trường sinh sản của vi khuẩn.
Viêm tai ngoài thường do vi khuẩn xâm nhập khi đi bơi hoặc vệ sinh tai
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi lớp da mỏng lót ống tai bị tổn thương do gãi mạnh, sử dụng tai nghe hoặc dùng tăm bông sai cách. Khi lớp da này bị tổn thương và viêm, đây có thể là môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Ráy tai là lớp bào vệ tự nhiên của tai giúp chống nhiễm trùng. Tiếp xúc thường xuyên với độ ẩm, gãi hoặc sử dụng tăm bông quá mức có thể làm cạn kiệt ráy tai, khiiến khả năng nhiễm trùng cao hơn.
Triệu chứng
Các triệu chứng của viêm tai ngoài bao gồm:
Ngoài ra, đau dữ dội ở mặt, đầu hoặc cổ có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng kèm theo như sốt hoặc sưng hạch bạch huyết cũng có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng đang trở nặng. Nếu đau tai kèm theo bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức!
Nguy cơ nhiễm trùng tai ngoài
Bơi lội là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây viêm tai ngoài, đặc biệt là bơi trong nước có hàm lượng vi khuẩn cao. Những hồ bơi được khử trùng bằng Clo đầy đủ sẽ ít có khả năng lây lan vi khuẩn hơn.
Tắm hoặc làm sạch tai quá thường xuyên cũng có thể khiến tai bị nhiễm trùng. ống tai càng hẹp thì khả năng nước bị mắt kẹt bên trong càng cao, dẫn đến khả năng nhiễm trùng cũng cao hơn. Ống tai của trẻ em thường hẹp hơn so với ống tai của người lớn, điều này giải thích tại sao trẻ em có nguy cơ viêm tai ngoài cao hơn.
Làm sạch tai quá thường xuyên hoặc lấy ráy tai không đúng cách làm tăng nguy cơ viêm tai ngoài
Ngoài ra, việc sử dụng tai nghe hoặc máy trợ thính, cũng như dị ứng da, chàm và kích ứng da từ các sản phẩm chăm sóc tóc cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng tai ngoài.
Phương pháp điều trị viêm tai ngoài
Nhiễm trùng tai ngoài có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, thuốc nhỏ tai kháng sinh có thể được chỉ định bởi bác sĩ để điều trị các trường hợp viêm tai ngoài không tự khỏi.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định nhỏ thuốc kháng sinh cùng với Steroid nhằm giảm sưng trong ống tai. Thuốc nhỏ tai thường được sử dụng nhiều lần trong ngày trong vòng 7 đến 10 ngày.
Trong trường hợp nấm là nguyên nhân gây nhiễm trùng tai ngoài, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ tai chống nấm. Loại nhiễm trùng này thường xảy ra đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có hệ miễn dịch bị suy yếu.
Để giảm các triệu chứng của viêm tai ngoài, điều quan trọng cần lưu ý là tránh cho nước tiếp xúc với tai trong khi các vết nhiễm trùng đang lành lại.
Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminofen và Ibuprophen có thể được sử dụng để giảm đau. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, thuốc giảm đau theo toa có thể được bác sĩ chỉ định.
Biện pháp điều trị tại nhà
Điều quan trọng nhất của việc điều trị nhiễm trùng tai ngoài là giữ cho tai càng khô càng tốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, một số mẹo khác cần ghi nhớ bao gồm:
Viêm tai ngoài ở trẻ em
Trẻ em, đặc biệt là những trẻ thường xuyên đi bơi, thường dễ bị nhiễm trùng tai ngoài. Do ống tai của trẻ nhỏ hơn ống tai của người lớn nên nước sẽ khó thoát khỏi tai của trẻ em hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng khả năng nhiễm trùng.
Đau tai là triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng tai ngoài, ngay cả với trẻ em. Ngoài ra, trẻ nhỏ chưa biết nói có thể có các triệu chứng sau:
Biến chứng và trường hợp khẩn cấp
có thể dẫn đến một số biến chứng, bao gồm:
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng viêm tai ngoài bằng việc đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân cùng với kiểm tra tai của bệnh nhân bằng ống soi tai.
Phòng ngừa
Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm trùng tai ngoài là giữ cho tai càng khô càng tốt. Một số cách khác giúp phòng ngừa tình trạng này bao gồm:
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT