Nhiễm trùng tai là gì?
Nhiễm trùng tai là một loại nhiễm trùng có thể do vi khuẩn hoặc vi-rút gây nên. Tình trạng này có thể xảy ra ở tai giữa (phần tai ngay sau màng nhĩ), tai ngoài và tai trong. Nhiễm trùng tai có thể tự khỏi nhưng thường gây đau do viêm hoặc tích tụ dịch.
Nhiễm trùng tai có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Nhiễm trùng tai cấp tính thường gây đau nhưng không kéo dài. Ngược lại, nhiễm trùng tai mạn tính thường kéo dài và tái phát nhiều lần, gây tổn thương tai giữa và tai trong, thậm chí có thể gây tổn thương vĩnh viễn.
Triệu chứng
Một số triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng tai bao gồm:
Đau nhức, khó chịu bên trong tai là triệu chứng hay gặp của nhiễm trùng tai
Những triệu chứng này có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 tai. Tình trạng đau thường nghiêm trọng hơn khi bị nhiễm trùng tai đôi, tức là nhiễm trùng ở cả 2 tai.
Các triệu chứng nhiễm trùng tai mạn tính thường ít được chú ý hơn so với nhiễm trùng tai cấp tính.
Triệu chứng viêm tai ở trẻ em
Cùng với những triệu chứng tương tự như người lớn, chẳng hạn như đau tai và tiết dịch, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng tai khác, bao gồm:
Thông thường, nhiễm trùng tai sẽ kéo dài dưới 3 ngày. Tuy vậy, cũng có trường hợp kéo dài đến 1 tuần.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi bị sốt hoặc xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng tai khác nên đến gặp bác sĩ. Trong trường hợp trẻ sốt cao hơn 39 độ C hoặc đau tai dữ dội, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai do vi khuẩn hoặc vi-rút gây nên, đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae. Tình trạng này thường là kết quả của việc tắc nghẽn ống Eustachian khiến chất lỏng tích tụ trong tai giữa. Ống Eustachian là những ống nhỏ nối trực tiếp từ tai đến phía sau cổ họng.
Nguyên nhân gây tắc nghẽn ống Eustachian bao gồm:
Nhiễm trùng tai cũng có thể phát triển từ nhiễm trùng VA (Adenoid). VA là các tuyến phía trên vòm họng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể lây lan từ các tuyến này sang các ống Eustachian gần đó.
Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai xảy ra phổ biến nhất ở trẻ nhỏ do ống Eustachian ở trẻ ngắn và hẹp hơn người trưởng thành. Ước tính có đến 80% trẻ em sẽ bị nhiễm trùng tai cấp tính vào một thời điểm trong cuộc sống.
Trẻ sơ sinh thường xuyên bú bình cũng có tỉ lệ mắc nhiễm trùng tai cao hơn so với những trẻ bú mẹ.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm trùng tai bao gồm:
Sử dụng núm vú giả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai
Các biến chứng tiềm ẩn của nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai thường khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát.
Tuy hiếm gặp, một số biến chứng có thể mắc phải sau khi bị nhiễm trùng tai bao gồm:
Điều trị
Mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tai nhẹ có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế, một số phương pháp điều trị sau đây có thể hữu ích trong việc giảm các triệu chứng viêm.
Điều trị tại nhà
Những phương pháp tại nhà sau có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng tai nhẹ:
Điều trị y tế
Trong trường hợp các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nặng, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân của nhiễm trùng tai là do vi khuẩn, nhiễm trùng tai mạn tính hoặc các triệu chứng không cải thiện.
Thuốc kháng sinh không giúp điều trị nhiễm trùng tai do vi-rút.
Điều trị y tế ở trẻ em
Đối với trẻ em, bác sĩ thường theo dõi triệu chứng của nhiễm trùng tai trong vài ngày trước khi chỉ định sử dụng kháng sinh nhằm tránh kê đơn thuốc kháng sinh quá mức, có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
Trong trường hợp các triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm trong vòng 2 đến 3 ngày, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh.
Cần lưu ý rằng, không nên cho trẻ uống aspirin mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Phẫu thuật
Trong trường hợp tình trạng nhiễm trùng tai không khỏi sau khi được điều trị bằng các phương pháp y tế thông thường hoặc tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn, bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện phẫu thuật.
Thông thường, các ống tai sẽ được phẫu thuật đặt vào tai của bệnh nhân nhằm cho dịch thoát ra ngoài. Ống tai sẽ được phẫu thuật đưa vào màng nhĩ của bệnh nhân. Sau đó, các ống sẽ tự rơi ra và các lỗ trên màng nhĩ sẽ tự lành lại. Tuy vậy, những lỗ này đôi khi không tự lành mà cần được phẫu thuật.
Lưu ý: Nếu các ống tai bị nhiễm trùng tại chỗ, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng chảy dịch thay vì đau, tức hoặc sốt. Tình trạng nhiễm trùng này có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ tai.
Phẫu thuật Myringotomy là một lựa chọn khác trong điều trị nhiễm trùng tai. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên màng nhĩ của bệnh nhân để dịch thoát ra ngoài. Vết mổ sẽ lành trong vòng vài ngày.
Trong trường hợp nhiễm trùng tai do VA quá lớn, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ VA.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:
Đối với người lớn, nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày, đau tai dữ dội hoặc sốt.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và kiểm tra tai của bệnh nhân bằng ống soi tai. Quá trình kiểm tra có thể phát hiện:
Việc kiểm tra này hiếm khi gây đau. Tuy nhiên, một số trẻ có thể cảm thấy khó chịu.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số phương pháp kiểm tra khác nhằm xác định chẩn đoán, chẳng hạn như:
Ngăn ngừa nhiễm trùng tai
Một số phương pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai, bao gồm:
Kết luận
Nhiễm trùng tai là tình trạng viêm tai xảy ra ở tai giữa, phần tai phía sau màng nhĩ, và được gây ra do vi khuẩn hoặc vi-rút. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng tai sẽ khỏi trong vòng khoảng 3 ngày. Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm trùng nặng có thể cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng tai phổ biến nhất ở trẻ em.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng như sốt cao trên 39 độ C, đau dữ dội, chảy mủ tai hoặc các triệu chứng đáng lo ngại khác, hãy liên hệ với bác sĩ và đến thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt!
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT