Trên thực tế, nhiều người nghĩ rằng ráy tai thường bẩn và cần được loại bỏ. Thế nhưng, sự thật thì ráy tai là một phần cần thiết trong ống tai để bảo vệ tai khỏi tổn thương và nhiễm trùng. Điều này cũng lý giải vì sao việc vệ sinh tai thường xuyên sẽ là điều không nên. Ngoại trừ trường hợp bạn có nhiều ráy tai hoặc bị tắc nghẽn ráy tai. Tuy nhiên, để tránh làm cho tình trạng tắc nghẽn ráy tai trở nên tồi tệ hơn thì vệ sinh tai đúng cách là điều quan trọng.
Bạn có thể tự làm sạch tai tại nhà bằng khăn ẩm hoặc thuốc nhỏ tai. Đối với những trường hợp có các vấn đề liên quan đến ráy tai, bác sĩ có thể loại bỏ lượng ráy tai tích tụ này.
Ráy tai dư thừa đôi khi có thể tích tụ và gây ảnh hưởng đến thính giác và tăng khả năng nhiễm trùng tai. Tuy nhiên, sử dụng tăm bông không phải là cách an toàn để loại bỏ ráy tai. Sau đây là một số cách giúp vệ sinh tai một cách an toàn, những việc không nên làm và khi nào nên liên hệ với bác sĩ.
Triệu chứng
Ráy tai là một chất tự làm sạch mà cơ thể sản xuất nhằm cản bụi, vi khuẩn và các dị vật khác vào tai. Thông thường, ráy tai sẽ được đẩy ra khỏi tai một cách tự nhiên thông qua hoạt động nhai và các chuyển động khác của hàm.
Nhiều người có thể không bao giờ cần làm sạch tai. Tuy vậy, đôi khi ráy tai có thể tích tụ và ảnh hưởng đến thính giác. Khi đó, ráy tai đã bị vón cục và sẽ gây một số triệu chứng như:
Nếu thường xuyên sử dụng máy trợ thinh, nút tai hoặc tai nghe, bạn có thể có nhiều ráy tai hơn. Người lớn tuổi và người khuyết tật phát triển cũng có nguy cơ bị tắc ráy tai cao hơn. Ngoài ra, hình dạng ống tai cũng cói thể ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ ráy tai tự nhiên.
Phương pháp vệ sinh tai
Cách an toàn nhất để loại bỏ ráy tai tích tụ là đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, chẳng hạn như thìa Cerumen, kẹp và các thiết bị hút để loại bỏ ráy tai và thông tắc tai.
Trong trường hợp bạn muốn tìm cách loại bỏ ráy tai tại nhà, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn bên trong ống tai. Do đó, chỉ sử dụng tăm bông ở bên ngoài tai hoặc tốt hơn hết là lau tai bằng khăn ấm và ẩm.
Tăm bông có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong, chỉ nên sử dụng tăm bông và khăn ẩm để vệ sinh bên ngoài tai
Nhiều hiệu thuốc hiện có bán các loại thuốc nhỏ tai không kê đơn giúp làm mềm ráy tai. Thành phần của các loại thuốc này có thể chứa:
Hãy nhỏ đúng số giọt được chỉ định vào tai, đợi một khoảng thời gian nhất định và sau đó rửa sạch tai. Luôn đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Liên hệ với bác sĩ nếu các triệu trứng vẫn không cải thiện sau khi điều trị.
Bạn cũng có thể vệ sinh tai bằng ống tiêm. Đối với phương pháp này, bạn sẽ nhẹ nhàng rửa sạch ống tai bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý. Phương pháp này thường hiệu quả hơn nếu sử dụng các chất làm mềm ráy tai từ 15 đến 30 phút trước khi vệ sinh. Ngoài ra, bạn nên làm ấm dung dịch vệ sinh tai bằng với nhiệt độ cơ thể để tránh bị chóng mặt.
Tóm tắt:
Những cách lấy ráy tai an toàn
Sử dụng thuốc nhỏ làm mềm ráy tai để loại bỏ ráy tai dễ dàng hơn
Tại sao cần vệ sinh tai?
Trong hầu hết các trường hợp, ráy tai là hoàn toàn bình thường và thậm chí mang lại lợi ích cho cơ thể khi xuất hiện trong ống tai. Tuy vậy, nếu ráy tai tích tụ quá nhiều và bắt đầu gây nên các triệu chứng như ù tai hoặc chóng mặt là lúc
bạn cần loại bỏ ráy tai.
Khi ráy tai hình thành và tích tụ, khả năng nhiễm trùng tai có thể cao hơn. Ngoài ra, nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn cần kiểm tra nhằm xác định nguyên nhân của các triệu chứng này có phải là do ráy tai hay các vấn đề nghiêm trọng hơn như chất lỏng trong tai hoặc mất thính giác.
Khi nào nên vệ sinh tai?
Làm sạch tai quá thường xuyên có thể gây kích ứng ống tai hoặc thậm chí dẫn đến tích tụ nhiều ráy tai hơn do vệ sinh không đúng cách.
Các chuyên gia khuyến nghị rằng hầu hết mọi người không cần vệ sinh tai trừ những trường hợp thường xuyên phát triển các vấn đề về tắc nghẽn ráy tai. Thay vào đó, tai của chúng ta có thể tự làm sạch.
Vệ sinh phần ngoài của tai bằng cách lau nhẹ nhàng phần tai ngoài bằng khăn ẩm sẽ giúp làm sạch phần ráy tai thoát ra khỏi ống tai một cách tự nhiên.
Trong trường hợp gặp các triệu chứng của tích tụ ráy tai, bạn có thể cân nhắc sử dụng bộ dụng cụ lấy ráy tai để vệ sinh tai. Lưu ý rằng cần làm theo hướng dẫn sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn thêm.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra nhằm xác định bạn nên được vệ sinh tai chuyên nghiệp hay có thể tự vệ sinh tại nhà. Một số người, chẳng hạn như người đang có các vấn đề về màng nhĩ, đang đặt ống tai hoặc ống màng nhĩ, không nên tự làm sạch tai tại nhà bằng bất cứ phương pháp nào.
Những điều cần tránh
Nhiều người không cần phải vệ sinh tai thường xuyên do ráy tai có thể tự làm sạch và thậm chí mang lại một số lợi ích cho cơ thể. Việc sử dụng các vật dụng nhỏ , chẳng hạn như ghim cài tóc, tăm bông, khăn giấy hoặc móng tay, để lấy ráy tai, bạn có thể đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai. Điều này gây tích tụ ráy tai và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hầu hết mọi bác sĩ đều khuyến nghị rằng không nên cho các vật sắc nhọn, tăm bông hoặc bất kỳ vật gì khác vào ống tai do chúng có khả năng gây tổn thương màng nhĩ và thậm chí gây ảnh hưởng đến thính giác vĩnh viễn.
Các trường hợp cần tránh vệ sinh tai bao gồm:
Biến chứng
Nếu ráy tai tích tụ quá nhiều dẫn đến tắc nghẽn nhưng lại không được điều trị kịp thời, các triệu chứng có thể trở nên nghhiêm trọng hơn. Khi đó, bạn có thể bị kích ứng tai nhiều hơn và có thể bị mất thính giác. Ngoài ra, ráy tai tích tụ quá nhiều cũng có thể khiến bác sĩ khó nhìn thấy bên trong tai và chẩn đoán các vấn đề khác.
Khi nào cần liên hệ bác sĩ?
Các triệu chứng nhiễm trùng tai thường phát triển nhanh chóng. Nếu bạn nhận thấy tai bị đau và xuất hiện dịch chảy ra từ tai, đừng cố tự điều trị mà hãy hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp bạn bị tắc nghẽn ráy tai nhiều hơn 1 lần mỗi năm hoặc có một số yếu tố rủi ro hoặc bệnh lý nhất định, hãy trao đổi với bác sĩ. Bạn có thể cần được vệ sinh tai định kỳ mỗi 6 – 12 tháng.
Tại sao tai tạo ra ráy tai?
Trên thực tế, ráy tai là một chất tẩy rửa tự nhiên cho tai. Ráy tai thường di chuyển từ bên trong ống tai ra bên ngoài tai và khi đó, ráy tai sẽ cuốn theo các tế bào da chết, bụi bẩn và tóc ra khỏi tai.
Một số thử nghiệm cho thấy rằng ráy tai có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, điều này giải thích tại sao ráy tai có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai.
Cách bảo vệ tai
Ngoài việc giữ cho tai luôn sạch sẽ, hãy thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo vệ tai và thính giác:
Trên đây là các thông tin chia sẻ liên quan tới vệ sinh tai tai mà Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt muốn gửi tới Bạn. Mong rằng đây sẽ là những thông tin, gợi ý có ích nhất giúp bạn có thể chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Khi cần các tư vấn hỗ trợ liên quan hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám khác quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 1042 của Trung tâm để được hỗ trợ.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT