Tiêm ngừa vắc xin khi có quyết định sinh con và trước khi mang thai đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Điều này giúp mẹ và con tránh những nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm và thường gặp. Vậy cần tiêm những loại vắc xin phòng ngừa nào trước khi mang bầu? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Theo khuyến cáo của WHO, Tổ chức Y tế Thế giới và khuyến cáo của Bộ Y tế, các bệnh như: Sởi, Rubella, thủy đậu, uốn ván, ho gà, Viêm gan B, quai bị,… là những bệnh cực kỳ nguy hiểm trong thời điểm mang thai. Do đó, cần tiêm những loại vắc xin phòng ngừa các bệnh này trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con sau khi sinh ra.
- Lịch tiêm phòng trước khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai mà mắc phải những bệnh lý có khả năng truyền nhiễm cao, phức tạp đặc biệt nguy hiểm. Thậm chí, có nhiều trường trường hợp dẫn đến sảy thai, thai bị dị tật bẩm sinh, con chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển,…
Do đó, thai phụ nên thực hiện theo lịch tiêm vắc xin trước mang thai mà các chuyên gia, bác sĩ đã chỉ định như sau:
- Vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm: Vắc xin ngăn ngừa bệnh cúm nên tiêm trước khi mang thai 1 tháng
- Vắc xin chống Sởi – Quai bị – Rubella: Loại vắc xin này cần được tiêm trước khi mang thai 3 tháng, nếu phát hiện đã mang thai thì tuyệt đối không được tiêm vắc xin này.
- Vắc xin phòng Viêm gan B: Đối tượng trên 20 tuổi có thể lựa chọn một trong các phác đồ tiêm sau:
- 0, 1, 6 tháng
- 0, 7, 21 ngày và 12 tháng
- 0, 1, 2 và 12 tháng
- Vắc xin phòng bệnh thủy đậu: Cũng giống như vắc xin chống bệnh Sởi – Quai bị – Rubella, Vắc xin phòng bệnh thủy đậu nên được tiêm trước khi mang thai 3 tháng.
Lưu ý: Không được tiêm vắc xin thủy đậu khi biết mình đã mang thai.
- Vắc xin chống nhiễm trùng uốn ván: Uốn ván là bệnh nguy hiểm đến cả tính mạng của người mẹ sau sinh. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch tiêm vắc xin Uốn ván theo quy định.
- Với đối tượng chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử/ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin chứa thành phần uốn ván cơ bản: Tiêm lịch 5 mũi (lần 1: tiêm sớm có thai lần đầu, lần 2: cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, lần 3: cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng hoặc kỳ có thai sau, lần 4: cách mũi 3 ít nhât 12 tháng hoặc kỳ có thai sau, lần 5: cách mũi 4 ít nhất 12 tháng hoặc kỳ có thai sau).
- Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi uốn ván liều cơ bản (lần 1: tiêm sớm có thai lần đầu, lần 2: cách mũi một 1 tháng hoặc kỳ có thai sau, lần 3 cách mũi 2 ít nhất 1 năm hoặc kỳ có thai sau)
- Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: lần 1 tiêm sớm có thai lần đầu, lần 2 ít nhất 12 tháng sau mũi 1, hoăc kỳ có thai sau.
- Ngoài ra, những phụ nữ trẻ tuổi (<26 tuổi) nên đi tiêm vắc xin HPV để phòng chống ung thư cổ tử cung. Thông thường, loại vắc xin này phải tiêm đủ 3 mũi. Tùy theo các hãng vắc xin khác nhau mà có các phác đồ tiêm khác nhau là tiêm mũi thứ nhất xong được 1 tháng rồi tiêm mũi thứ 2.Mũi thứ 3 tiêm sau mũi thứ nhất 6 tháng. Hoặc là Mũi thứ 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 2 tháng, mũi thứ 3 tiêm sau mũi thứ 2 khoảng 4 tháng.Nếu xảy ra trường hợp đang tiêm dở liệu trình mà bạn mang thai, bạn phải dừng việc tiêm vắc xin HPV lại đến khi nào bạn sinh xong thì mới được tiếp tục tiêm mũi còn lại.Chú ý là thời gian tiêm đủ 3 mũi vắc xin này không quá 24 tháng.
- Phụ nữ trẻ tuổi nên đi tiêm phòng ung thư cổ tử cung
2. Lưu ý khi tiêm vắc xin trước mang thai
- Để tránh một số trường hợp xấu xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh. Các bạn nữ nên lưu ý đến lịch sử tiêm vắc xin của mình cũng như đặc điểm từng loại vắc xin.
- Trước khi tiêm loại vắc xin nào bạn cũng cần phải cung cấp cho bác sĩ lịch sử tiêm chủng. Nếu bạn không còn giữ có thể hỏi bố mẹ, bạn bè, các địa chỉ từng thăm khám,… lịch sử, hồ sơ tiêm chủng của mình. Cần phải làm như vậy để bác sĩ dễ dàng xác định các loại vắc xin bạn cần tiêm. Ngoài ra, trên cơ sở này bác sĩ có thể tư vấn sức khỏe cho bạn tốt hơn để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Trong trường hợp, thai phụ tiêm vắc xin ngay khi mang thai. Nếu là vắc xin phòng bệnh cúm và vắc xin Viêm gan Bthì mẹ có thể tiêm trong thời kỳ mang thai (trước khi mang thai chưa tiêm vắc xin này có thể tiêm bổ sung). Còn nếu là Vắc xin chống bệnh Thủy đậu, Sởi – Quai bị – Rubella, thì các mẹ không được tiêm vắc xin này khi đã có dấu hiệu mang bầu.
- Đặc biệt, khi mẹ đã tiêm vắc xin phòng Thủy đậu, Sởi – Quai bị – Rubella mới trước khi phát hiện đã mang thai. Mẹ cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ các biện pháp chăm sóc. Ngoài ra, các mẹ nên đi khám thai theo định kỳ để theo dõi sự phát triển và phát hiện những bất thường của thai nhi.
Nguồn: sưu tầm
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT