Streptococcus Pneumoniae là một loại vi khuẩn có thể gây bệnh phế cầu.
Loại vi khuẩn này có nhiều chủng khác nhau. Mặc dù không phải tất cả mọi chủng đều gây nhiễm trùng, rất nhiều người có thể đang mang vi khuẩn trong đường hô hấp của mình mà không hay biết.
Bài viết này sẽ đưa ra những thông tin về vi khuẩn S. Pneumoniae , bao gồm các loại bệnh nó có thể gây ra và cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi nhiễm bệnh.
Phế cầu khuẩn- tác nhân gây bệnh nguy hiểm
Vi khuẩn phế cầu lây lan như thế nào?
Phế cầu khuẩn thường sinh sống trong đường hô hấp của con người. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật CDC ước tính rằng từ 5% đến 90% dân số có thể đang mang vi khuẩn này. Tuỳ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khoẻ, trẻ em có xu hướng mang vi khuẩn lâu hơn những người khác.
Cụ thể, 20% đến 60% trẻ em có thể mang vi khuẩn phế cầu. Trong khi chỉ 5% đến 10% người trưởng thành không có con đang mang loại vi khuẩn này.
Mặc dù tỉ lệ người mang vi khuẩn này khá đáng kể, chỉ một số chủng vi khuẩn phế cầu gây các bệnh do nhiễm trùng. Tương tự như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm trùng do phế cầu khuẩn có thể lây lan qua ho và hắt hơi.
Tuy nhiên, CDC cũng cho biết rằng chưa rõ tại sao một số người có khả năng phát triển miễn dịch tự nhiên đối với vi khuẩn phế cầu.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh do phế cầu khuẩn?
Người lớn tuổi và trẻ em có nguy cơ bị các bệnh do phế cầu khuẩn. Một số tình trạng sức khoẻ có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn phế cầu, chẳng hạn như:
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh do Phế cầu khuẩn
Một số bệnh gây ra do nhiễm trùng phế cầu khuẩn
Vi khuẩn phế cầu có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau ảnh hưởng đến phổi, não và các bộ phận khác trên cơ thể. Các triệu chứng cũng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí cơ thể bị ảnh hưởng.
Viêm phổi
Viêm phổi do phế cầu khuẩn là một loại nhiễm trùng phổi, nó dẫn đến khoảng 150.000 ca nhập viện tại Hoa Kỳ mỗi năm.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
Ho
Khó thở
Thở gấp
Đau ngực
Sốt hoặc ớn lạnh
Loại viêm phổi này cũng có thể dẫn đến các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như:
Nhiễm trùng phổi EMPYEMA lây lan từ phổi đến khoang ngực
Áp xe phổi
Suy chức năng phổi
Viêm niêm mạc tim và viêm màng ngoài tim…
Viêm màng não
Viêm màng não là một tình trạng nghiêm trọng có khả năng gây chết não và tuỷ sống.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
Đau đầu
Cứng cổ
Kém tỉnh táo
Sốt
Kém ăn và nôn ở trẻ sơ sinh
Nhạy cảm với ánh sáng.
Nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn là tình trạng được miêu tả bởi tình trạng máu bị nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm cả tử vong.
Nhiễm trùng huyết do Phế cầu khuẩn có thể gây tử vong
Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết bao gồm:
Sốt
Ớn lạnh
Kém tỉnh táo
Đổ mồ hôi
Đau cơ và khớp
Khó thở
Tăng nhịp tim
Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng huyết có thể gây ra những biến chứng rất nặng nề trên não, tim phổi và thận.
Viêm xoang
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang, phế cầu khuẩn cũng có thể gây một số loại nhiễm trùng xoang.
Các triệu chứng của viêm xoang có thể bao gồm:
Nghẹt mũi
Sổ mũi
Mất mùi
Đau vùng mặt
Đau đầu
Tuy hiếm gặp, các biến chứng của viêm xoang có thể bao gồm nhiễm trùng xương và mắt.
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm trong đường thở tại ống phế quản. Trong khi nguyên nhân thường gặp là do virus, nhiễm trùng đường thở do vi khuẩn phế cầu cũng có thể gây viêm phế quản.
Các triệu chứng bao gồm:
Ho
Thở khò khè
Khó thở
Đau ngực
Sốt nhẹ
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa do vi khuẩn phế cầu là một loại nhiễm trùng tai. Đây là một trong những tình trạng do lây nhiễm phế cầu khuẩn nhẹ và phổ biến nhất.
Các triệu chứng bao gồm:
Đau tai
Màng nhĩ sưng và đỏ
Sốt
Mệt mỏi
Phơng pháp chẩn đoán nhiễm trùng phế cầu khuẩn
Trong khi việc đánh giá triệu chứng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng nhiễm phế cầu khuẩn, cách duy nhất để biết bạn có nhiễm loại vi khuẩn này hay không là thông qua việc thực hiện các xét nghiệm.
Bác sĩ cần phải kiểm tra một mẫu dịch cơ thể thông qua xét nghiệm kháng nguyên nhằm xác định C-Polysacarit trong mẫu. C-Polysacarit là các kháng nguyên được tìm thấy trên thành tế bào của tất cả các vi khuẩn phế cầu.
Một phương pháp phổ biến khác là nhuộm Gram. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu dịch cơ thể trên một miếng gạc, có thể sử dụng nước tiểu, máu hoặc đờm.
Phương pháp điều trị bệnh do phế cầu khuẩn
Do S. Pneumoniae là một loại vi khuẩn, việc điều trị các bệnh do phế cầu khuẩn thường được thực hiện bằng cách sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, việc điều trị còn có thể bao gồm chăm sóc hỗ trợ hoặc điều trị các triệu chứng cụ thể.
Tuỳ thuộc vào từng loại nhiễm trùng, phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống nghẹt mũi và uống nhiều nước.
Cách ngăn ngừa nhiễm trùng phế cầu khuẩn
Mặc dù tỉ lệ bảo vệ không phải là 100%, vắc-xin phế cầu vẫn có thể giúp bảo vệ chống lại hầu hết các chủng vi khuẩn và các nhiễm trùng liên quan trên cả trẻ em và người lớn.
Hiện có 4 nguồn vắc-xin giúp chống lại phế cầu khuẩn. Việc lựa chọn loại vắc-xin phù hợp sẽ dựa trên các yếu tố như:
Tuổi tác
Tình trạng sức khoẻ
Lịch sử tiêm vắc-xin phế cầu
Tham vấn ý kiến của bác sĩ để biết loại và liều vắc-xin phù hợp cho bản thân và con cái Bạn.
Vắc-xin phế cầu an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy vậy, một số tác dụng phụ tạm thời có thể xảy ra, chẳng hạn như:
Đỏ, sưng và cứng tại vị trí tiêm
Đau mỏi cơ
Sốt
Ớn lạnh
Đau đầu
Mệt mỏi
Ăn không ngon.
Câu hỏi thường gặp
Khi nào tôi cần tiêm nhắc vắc-xin phế cầu?
Số lần bác sĩ khuyến nghị vắc-xin phế cầu phụ thuộc vào lịch sử tiêm chủng, tuổi và tình trạng sức khoẻ của bạn.
CDC khuyến nghị loạt 3 liều ban đầu cho trẻ sơ sinh lần lượt 2, 4 và 6 tháng tuổi, sau đó là một mũi tiêm nhắc từ 12 đến 15 tháng. Tuy nhiên, bạn có thể cần thêm một mũi tăng cường sau này khi trên 65 tuổi hoặc có hệ miễn dịch yếu.
Tôi có thể dùng kháng sinh để phòng ngừa vi khuẩn phế cầu không?
Câu trả lời là không. Bạn chỉ nên dùng kháng sinh khi được xác nhận là nhiễm vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không chống lại vi khuẩn và nấm, từ đó không thể ngăn ngừa việc nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, uống kháng sinh cũng có thể mang lại nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn.
Uống các loại thuốc kháng sinh khi không cần thiết có thể làm tăng khả năng kháng kháng sinh. Điều này khiến cho cơ thể gặp khó khăn trong việc chống nhiễm trùng trong tương lai, đồng thời làm cho khàng sinh không còn hiệu quả.
Tôi có thể bị bệnh do phế cầu khuẩn nhiều lần không?
Có. Ví dụ: Trẻ em có thể bị viêm tai giữa và các bệnh nhiễm trùng lặp đi lặp lại, thậm chí cần phải nhập viện.
Bệnh do phế cầu khuẩn có thể gây tử vong không?
Vi khuẩn phế cầu có thể gây tử vong. Theo CDC, có 3.250 trường hợp tử vong do viêm màng não và nhiễm trùng huyết ở Hoa Kỳ vào năm 2019. Khoảng 1 trong 20 người bị viêm phổi do phế cầu khuẩn đã tử vong do loại nhiễm trùng phổi này.
TÓM TẮT
Streptococcus Pneumoniae là một loại vi khuẩn phổ biến xuất hiện trong đường hô hấp của người.
Mặc dù không phải tất cả các chủng của vi khuẩn này đều gây bệnh, một số có thể dẫn đến nhiều bệnh do phế cầu khuẩn gây ảnh hưởng đến phổi, não, máu và các bộ phận cơ thể khác. Một số thậm chí còn có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Để bảo vệ chính mình, cần:
Thăm khám tại các cơ sở y tế nhằm được tư vấn tiêm vắc-xin đầy đủ cũng như được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào.
Tiêm phòng vắc xin giúp phòng ngừa chủ động và hiệu quả phế cầu khuẩn
Như vậy qua bài viết này, Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt đã cùng bạn đọc tìm hiểu về phế cầu khuẩn là gì và loại vi khuẩn này gây bệnh nguy hiểm như thế nào ở con người. Nếu cần tư vấn thêm hoặc lên lịch tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn, hãy liên hệ với Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt qua hotline 19001042 để được hỗ trợ.
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT