Giới thiệu
Trẻ em ngay từ khi vừa mới sinh sẽ nhận được những mũi vắc-xin đầu tiên trong đời. Sau đó, khi đến tuổi đi học mẫu giáo, lý tưởng nhất là trẻ sẽ nhận được:
Ngoài những loại vắc-xin trên, có một số loại vắc-xin quan trọng khác mà bạn có thể xem xét sử dụng cho bản thân hoặc con cái. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về những loại vắc-xin quan trọng này.
Trước đây, cha mẹ đã từng cho con tiếp xúc với bạn bè hoặc người thân đang mắc bệnh thuỷ đậu để con họ mắc thuỷ đậu khi còn nhỏ. Lý do cho việc này là vì họ nghĩ rằng cho con mắc thuỷ đậu khi còn nhỏ sẽ nhẹ và ít nguy hiểm hơn so với khi lớn tuổi.
Tuy nhiên, việc tiêm vắc-xin thuỷ đậu được chứng minh là tốt hơn nhiều so với việc cố tình hay vô tình mắc thuỷ đậu. Trong khi thuỷ đậu không gây nhiều vấn đề đối với một số người, những người khác có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng do vi khuẩn và viêm phổi.
KHUYẾN NGHỊ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC, tất cả trẻ em với sức khoẻ bình thường từ 1 đến 18 tuổi nên được tiêm 2 liều vắc-xin thuỷ đậu. CDC khuyến nghị tiêm mũi vắc-xin đầu tiên trong khoảng 12 – 15 tháng tuổi và liều thứ 2 trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuổi.
TÁC DỤNG PHỤ
Nghiên cứu cho thấy vắc-xin thuỷ đậu an toàn đối với hầu hết tất cả mọi người. Tác dụng phụ, nếu có, sẽ thường nhẹ, chẳng hạn như:
Một vài những tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp bao gồm:
Rota virus là một loại virus rất dễ lây lan có thể dẫn đến tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngoài ra có thể gây nôn và sốt. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây mất nước nghiêm trọng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Theo PATH, một Tổ chức Chăm sóc Sức khoẻ Phi lợi nhuận Quốc tế, mỗi năm, hơn 500.000 trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh tiêu chảy, trong đó có đến 1/3 trường hợp do virus Rota gây nên.
Bên cạnh đó, có hàng triệu người mỗi năm nhập viện vì nhiễm virus Rota.
Những vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus hiện đang có tại Việt nam
KHUYẾN NGHỊ
CDC khuyến nghị hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tiêm vắc-xin để tránh nhiễm virus Rota. Hiện tại, có 2 loại vắc-xin dạng uống đã được phê duyệt nhằm phòng ngừa virus Rota: Rotarix và Rotateq.
Vắc-xin được tiêm thành 2 hoặc 3 liều. CDC khuyến nghị các liều ở 2, 4 và 6 tháng nếu cần. Liều đầu tiên phải được tiêm trước 15 tuần tuổi và liều cuối cùng phải được tiêm trước 8 tháng tuổi.
Cần lưu ý, một số trẻ không nên được tiêm vắc-xiin RV: trẻ đã từng có phản ứng dị ứng với vắc-xin RV hoặc các loại dị ứng nghiêm trọng khác.
CDC cũng khuyến nghị trẻ sơ sinh bị suy giảm miễn dịch SCID, các vấn đề về hệ miễn dịch khác hoặc một bệnh tắc nghẽn ruột không được tiêm vắc-xin.
TÁC DỤNG PHỤ
Tương tự các loại vắc-xin khác, vắc-xin Rota cũng đi kèm với một số tác dụng phụ. Tuy vậy, tác dụng phụ thường nhẹ và sẽ tự biến mất, chẳng hạn như:
Một số tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp như phản ứng dị ứng.
TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN TIÊM PHÒNG
Mặc dù CDC khuyến nghị vắc-xin cho tất cả mọi người, một số không nên tiêm các loại vắc-xin nhất định. Nếu bạn hiện đang bị bệnh hoặc hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu, bạn không nên tiêm một số loại vắc-xin. Ngoài ra, một số vắc-xin có những hạn chế và lưu ý cụ thể khác. Do đó, hãy chắc rằng bác sĩ đã xem xét kỹ lưỡng tiền sử y tế của bạn nhằm đưa ra một loại vắc-xin phù hợp.
Viêm gan A là một bệnh gan cấp tính do virus viêm gan A gây ra. Thông thường, viêm gan A sẽ không phát triển thành bệnh mãn tính. Tuy vậy, các triệu chứng của bệnh có thể nghiêm trọng và kéo dài đến vài tháng.
Vắc xin Viêm gan A giúp phòng ngừa virus HAV
Các triệu chứng có thể bao gồm:
KHUYẾN NGHỊ
CDC khuyến nghị tiêm vắc-xin viêm gan A cho mọi trẻ em trong khoảng thời gian từ 1 tuổi đến 2 tuổi. Vắc-xin nên được tiêm thành 2 liều cách nhau từ 6 đến 18 tháng.
Vắc-xin viêm gan A đôi khi cũng được khuyến nghị cho người trưởng thành. Khách du lịch đến những vùng có tỉ lệ mắc viêm gan A cao và những người có nguy cơ cao mắc viêm gan A như đàn ông quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma tuý và người mắc bệnh gan mạn tính nên xem xét tiêm vắc-xin viêm gan A.
TÁC DỤNG PHỤ
Vắc-xin viêm gan A tương đối an toàn. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra bao gồm:
Ngoài ra, một số tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp bao gồm:
Viêm não mô cầu là một bệnh nguy hiểm do vi khuẩn có thể gây viêm màng não, viêm lớp bảo vệ quanh tuỷ sống hoặc nhiễm trùng huyết.
Trẻ em có thể mắc bệnh não mô cầu qua việc sống ở những khu vực có người bệnh, dùng chung vật dụng, hôn hoặc hít phải khói thuốc lá của người bị nhiễm bệnh.
Viêm màng não mô cầu là một bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ
KHUYẾN NGHỊ
CDC khuyến nghị trẻ em trong độ tuổi từ 11 đến 16 nên được tiêm 2 liều vắc-xin não mô cầu. Ngoài ra, các sinh viên năm nhất đại học sống trong ký túc xá cũng nên được tiêm vắc-xin não mô cầu.
TÁC DỤNG PHỤ
Nghiên cứu cho thấy vắc-xin não mô cầu tương đối an toàn. Một số tác dụng phụ nhẹ bao gồm:
Một tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp là hội chứng Guilllain-Baré, một rối loạn hệ miễn dịch làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
PHẢN ỨNG DỊ ỨNG
Đối với tất cả các loại vắc-xin, nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng là thấp nhưng thường nghiêm trọng. Bạn nên gọi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong vòng vài giờ sau khi tiêm vắc-xin.
HPV là một loại virus phổ biến thường được lây truyền qua quan hệ tình dục.
Theo CDC, gần 80 triệu người (khoảng ¼ dân số) tại Hoa Kỳ bị nhiễm HPV và khoảng 14 triệu trường hợp mắc bệnh mỗi năm.
Một số chủng HPV không gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Tuy nhiên, những chủng khác có thể gây nhiều biến chứng, chẳng hạn như:
KHUYẾN NGHỊ
Vắc-xin HPV hiện đang được khuyến nghị cho trẻ em, cả nam và nữ, ở độ tuổi 11 và 12. Đối với những người chưa được tiêm phòng ở tuổi này, vắc-xin cũng được khuyến nghị cho phụ nữ từ 13 đến 26 tuổi và nam giới từ 13 đến 21 tuổi.
TÁC DỤNG PHỤ
Nghiên cứu cho thấy vắc-xin HPV tương đối an toàn. Tác dụng phụ xảy ra thường nhẹ, bao gồm:
Các tác dụng phụ hiếm gặp khác có thể bao gồm:
Vắc-xin TDAP giúp phòng ngừa 3 căn bệnh rất phổ biến trước khi vắc-xin được sử dụng rộng rãi, các căn bệnh này là:
Kể từ khi vắc-xin TDAP được công bố tại Hoa Kỳ, các trường hợp mắc uốn ván và bạch hầu đã giảm 99% và ho gà đã giảm 80%. (theo CDC).
KHUYẾN NGHỊ
Vắc-xin TDAP ngừa bạch hầu – uốn ván – ho gà cho phụ nữ mang thai
giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại bệnh ho gà
Vắc-xin TDAP thường được tiêm cho người trong độ tuổi từ 10 đến 64.
Các bác sĩ, chuyên gia chăm sóc sức khoẻ và bất cứ ai có liên hệ chặt chẽ với trẻ sơ sinh nên được tiêm vắc-xin TDAp. Ngay cả phụ nữ mang thai cũng nên tiêm ngừa nhằm bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh ho gà.
TÁC DỤNG PHỤ
Vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván TDAP an toàn đối với hầu hết mọi người. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể bao gồm:
Mội vài tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp bao gồm:
Kết luận
6 loại vắc-xin được liệt kê trên đây đã và đang tạo ra những bước tiến lớn trong việc phòng ngừa bệnh tật. Không những vậy, các vắc-xin này là một thành công của việc cải thiện sức khoẻ cộng đồng và đã giúp vô số người tránh bệnh nặng và thậm chí có thể tử vong.
Để biết thêm về những thông tin chi tiết về các loại vắc-xin trên, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
(Theo Healthline)
Tác giả: CN Nguyễn Nhật Phúc
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT