Nội dung chính
Biến chứng tiêm chủng
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC đề xuất một loạt các vắc xin cần chủng ngừa ở mọi lứa tuổi. Những vắc-xin này giúp ngăn ngừa những căn bệnh nguy hiểm đã gây ra vô số trường hợp tử vong mỗi năm trong quá khứ.
Tuy nhiên, vắc-xin có thể không phù hợp với tất cả mọi người. CDC khuyên rằng một số người không nên tiêm một số loại vắc-xin cụ thể. Lý do của điều này là vì các loại vắc-xin khác nhau được cấu tạo từ những thành phần khác nhau và mỗi vắc-xin có thể ảnh hưởng đến cơ thể khác nhau.
Tuổi tác, tình trạng sức khoẻ và nhiều yếu tố khác đều có ảnh hưởng đến việc liệu bạn có nên tiêm vắc-xin hay không.
CDC đã công bố một danh sách chi tiết về nguồn vắc-xin được chỉ định, những người nên tránh tiêm vắc-xin và những người nên chờ để đủ điều kiện được tiêm ngừa. Một số người đang có hệ miễn dịch bị tổn thương thường được khuyên nên chờ và những người đã từng có phản ứng dị ứng với một loại vắc-xin nhất định thường được yêu cầu tránh các liều tiếp theo.
Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g cần tạm hoãn tiêm chủng
Sau đây là một vài hướng dẫn cho những người nên tránh hoặc trì hoãn một số loại vắc-xin phổ biến:
CÚM
Bạn không nên tiêm vắc-xin cúm trong các trường hợp sau:
Ngoài ra, những người có tiền sử Hội chứng Guillain-Barré (GBS) cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về những rủi ro có thể gặp khi tiêm vắc-xin cúm.
Một số người không nên tiêm ngừa cúm với vắc-xin cúm sống LAIV, chẳng hạn như:
VIÊM GAN
Viêm gan siêu vi A là một loại virus gây bệnh gan. Viêm gan siêu vi A chủ yếu lây lan qua việc tiêu thụ thực phẩm hoặc thức uống bị ô nhiễm do tác động của con người. Ngoài ra, virus cũng có thể lây lan qua việc tiếp xúc gần gũi với nguồn bệnh
CDC khuyến nghị tiêm vắc-xin Viêm gan siêu vi A cho tất cả người lớn nếu họ chưa được tiêm ngừa khi còn nhỏ. Khuyến nghị này cũng bao gồm những người có kế hoạch định cư hoặc du lịch đến các khu vực có nguy cơ mắc viêm gan siêu vi A cao. Những khu vực này bao gồm:
Tuy nhiên, một số người không được khuyến khích tiêm vắc-xin viêm gan siêu vi A trong trường hợp có các yếu tố sau:
Viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B là một loại virus khác có thể gây bệnh về gan. Viêm gan siêu vi B có thể lây lan qua máu, dịch cơ thể hoặc từ mẹ sang con. Những người nhiễm Viêm gan siêu vi B mãn tính sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh gan giai đoạn cuối như xơ gan cũng như ung thư gan.
Mặc dù tiêm chủng định kỳ được khuyến khích, một số người không nên được tiêm vắc-xin Viêm gan siêu vi B khi có một trong các yếu tố sau:
Những trường hợp đang bị bệnh nặng cũng được khuyên hoãn tiêm chủng
HUMAN PAPILLOMA VIRUS (HPV)
Hầu hết các bệnh do HPV sẽ biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, vắc-xin HPV có thể giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và một số bệnh liên quan đến HPV khác, bao gồm:
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật CDC khuyên những người sau nên tránh tiêm vắc-xin HPV:
BẠCH HẦU, HO GÀ, UỐN VÁN
Vắc-xin TDAP ngăn ngừa bạch hầu, ho gà và uốn ván. Vắc-xin TD bảo vệ khỏi uốn ván và bạch hầu. Việc tiêm ngừa rộng rãi đã giúp giảm đáng kể hậu quả nghiêm trọng của các bệnh này.
Mặc dù việc tiêm vắc-xin định kỳ được khuyến nghị, một số người không nên tiêm những loại vắc-xin trên, bao gồm:
NÃO MÔ CẦU
Bệnh não mô cầu là một bệnh do vi khuẩn. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh não mô cầu xuất hiện phổ biến nhất ở:
Những người không nên tiêm vắc-xin não mô cầu bao gồm:
Kết luận
Ngày nay, vắc-xin có tác động lớn đến sức khoẻ cộng đồng, giúp giữ cho mọi người an toàn khỏi các căn bệnh nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong. Đối với hầu hết mọi người, những vắc-xin này thường an toàn và gây ra ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số người nên tránh hoặc trì hoãn một số loại vắc-xin nhất định vì nhiều lý do khác nhau.
Trong trường hợp không chắc chắn về việc bản thân hoặc con cái có nên được chủng ngừa bởi một loại vắc-xin cụ thể hay không, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Khi đến tiêm chủng tại Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt, các bác sĩ chuyên môn có thể giải thích tất cả các ưu và nhược điểm của vắc-xin và giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Mọi chi tiết Bạn có thể liên hệ đường dây nóng 19001042.
CN Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT