TTYT huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết đã phát hiện 26 ổ dịch tay chân miệng, trong đó có 12 ổ dịch tại cộng đồng, 10 ổ dịch tại trường học và 4 ổ dịch kết hợp cộng đồng – trường học. Tính từ đầu năm 2020, cả nước ghi nhận gần 11.000 ca mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh thành, trong đó hơn 6.000 ca phải nhập viện điều trị.
Chỉ trong vòng một tuần, tỉnh Đồng Nai ghi nhận 170 ca mắc tay chân miệng, nhiều trẻ phải nhập viện điều trị trong tình trạng nặng phải thở máy.
BỐ MẸ LƯU Ý 4 CẤP ĐỘ CỦA TAY CHÂN MIỆNG:
Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh chóng qua đường miệng, nước bọt, phân… từ những trẻ nhiễm bệnh. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao, nhất là trong bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp.
Hiện vẫn CHƯA CÓ VẮC XIN phòng bệnh TAY CHÂN MIỆNG và CHƯA CÓ THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU. Để tránh tình trạng bệnh dịch lây lan, các chuyên gia khuyến cáo cả trẻ em và người lớn cần phải cần rửa tay nhiều lần trong ngày, chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé, đặc biệt là vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của bé…
Thời tiết mưa nắng thất thường, trẻ em rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Sởi, thủy đậu, cúm mùa, viêm não Nhật Bản, bạch hầu…, Bố Mẹ đừng quên tiêm phòng vắc xin cho con nhé.
TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ VÀ ĐÚNG LỊCH – VÌ LỢI ÍCH CỦA THẾ HỆ TƯƠNG LAI
Nguồn: VNVC
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT