VẮC-XIN HOẠT ĐỘNG NHƯ THỂ NÀO?
Cơ chế hoạt động của vắc xin
Một hệ miễn dịch khoẻ mạnh sẽ giúp chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Hệ miễn dịch bao gồm một số loại tế bào. Những tế bào này giúp bảo vệ, chống lại và loại bỏ những mầm bệnh có hại. Tuy nhiên, chúng phải nhận ra được đâu là những mầm bệnh nguy hiểm giữa rất nhiều những tác nhân xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài.
Tiêm Vắc-xin là một cách giúp cơ thể học và nhận ra được các bệnh mới. Việc này giúp kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể giúp chống lại các kháng nguyên của mầm bệnh. Đồng thời cũng giúp ghi nhớ các loại kháng nguyên gây nhiễm trùng nhằm cho phép cơ thể phản ứng nhanh hơn với bệnh trong tương lai.
Vắc-xin hoạt động bằng cách cho cơ thể tiếp xúc với phiên bản an toàn của một bệnh. Phiên bản này có thể là một đoạn protein hoặc đường từ mầm bệnh, một dạng bất hoạt của mầm bệnh hoặc một mầm bệnh suy yếu.
Khi phản ứng với vắc-xin, cơ thể sẽ tạo ra một phản ứng miễn dịch thích ứng. Điều này giúp cơ thể chống lại được bệnh đó trong thực tế.
Vắc-xin thường được đưa vào cơ thể qua đường tiêm. Hầu hết các loại Vắc-xin chứa 2 phần. Đầu tiên là kháng nguyên. Đây là mầm bệnh mà cơ thể phải học cách nhận ra. Thứ hai là tá dược, các chất bổ trợ này gửi một tín hiệu nguy hiểm đến cơ thể của bạn, nó giúp hệ thống miễn dịch của bạn đáp ứng mạnh mẽ hơn so với kháng nguyên. Điều này giúp bạn phát triển khả năng miễn dịch.
TIÊM CHỦNG CÓ AN TOÀN KHÔNG?
Vắc-xin đều được kiểm tra nghiêm ngặt, nghiên cứu và thử nghiệm trước khi được sử dụng rộng rãi. Vì vậy, vắc-xin được xem là an toàn với hầu hết mọi người.
Phần lớn nghiên cứu và bằng chứng cho thấy vắc-xin là an toàn và việc xảy ra tác dụng phụ là rất hiếm và nếu có, các tác dụng phụ này thường nhẹ.
Trên thực tế, nguy cơ lớn nhất đối với tất cả mọi người là khi bạn chọn không tiêm phòng và có khả năng mắc các bệnh nguy hiểm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc mắc bệnh có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc-xin và thậm chí có thể đe doạ đến tính mạng.
Nếu bạn có những câu hỏi về sự an toàn của vắc-xin, hướng dẫn về an toàn vắc-xin, sau đây có thể trả lời những câu hỏi đó.
Ưu và nhược điểm của vắc-xin
Khi xem xét có nên tiêm phòng hay không, những yếu tố sau có thể quan trọng để giúp bạn cân nhắc.
ƯU ĐIỂM
Vắc-xin giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hoặc thậm chí gây tử vong.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng mỗi vắc-xin trước khi đưa ra xem xét bởi Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA. FDA có thể phê duyệt hoặc từ chối vắc-xin. Phần lớn nghiên cứu cho thấy vắc-xin là an toàn.
Vắc-xin không chỉ bảo vệ chính bạn mà còn giúp bảo vệ những người xung quanh, đặc biệt là những người không đủ điều kiện để được tiêm phòng.
NHƯỢC ĐIỂM
Mỗi loại vắc-xin được tạo ra từ các thành phần khác nhau. Vì vậy, nó có thể có những ảnh hưởng khác nhau đối với cơ thể. Những người đã từng có phản ứng dị ứng với vắc-xin trong quá khứ có khả năng gặp lại phản ứng này một lần nữa.
Bạn vẫn có thể mắc bệnh ngay cả khi đã được tiêm phòng đầy đủ.
Một số người có hệ miễn dịch yếu dẫn đến không thể được tiêm phòng mà chỉ có thể theo dõi chặt chẽ thông qua các phương pháp y tế khác.
Tác dụng phụ của vắc-xin
Hầu hết các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin thường nhẹ. Một số người khác hoàn toàn không gặp tác dụng phụ nào sau khi tiêm vắc-xin.
Một vài tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra bao gồm:
Đau, đỏ hoặc sưng tại vị trí tiêm
Đau khớp gần vị trí tiêm
Yếu cơ
Sốt nhẹ đến sốt cao
Rối loạn giấc ngủ
Mệt mỏi
Mất trí nhớ
Tê liệt cơ hoàn toàn trên một vài khu vực
Mất thính giác hoặc thị lực
Co giật
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của vắc-xin bao gồm:
Hệ miễn dịch bị suy yếu
Tình trạng sức khoẻ yếu tại thời điểm tiêm vắc-xin
Tiền sử phản ứng với vắc-xin
Tác dụng phụ nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng hoặc phản ứng với vắc-xin rất hiếm. Vì vậy, nguy cơ từ việc mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều so với nguy cơ tác dụng phụ từ vắc-xin.
Hiệu quả tiêm chủng
Vắc-xin có hiệu quả bảo vệ cao. Tuy nhiên, không có vắc-xin nào hiệu quả 100%. Hiệu quả của từng loại vắc-xin trên từng người khác nhau là khác nhau.
Vắc-xin cúm có hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm cúm từ 40 – 60%. Con số này có vẻ thấp, nhưng cần nhớ rằng số lượng chủng virus cúm là rất nhiều và thay đổi theo từng năm và mỗi năm, các nhà khoa học phải dự đoán về chủng cúm có thể phổ biến trong mùa cúm năm đó. Vì vậy, nếu họ sai, vắc-xin có thể kém hiệu quả và nếu họ đúng, hiệu quả bảo vệ sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, vắc-xin sởi có hiệu quả bảo vệ là 98% khi được sử dụng đúng với khuyến cáo. Trên thực tế, hầu hết các loại vắc-xin cho trẻ em có hiệu quả từ 85% đến 95% nếu được tiêm ngừa đúng cách, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Tiêm chủng ở trẻ em
Vắc-xin được sử dụng đối với trẻ em nhằm giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch của trẻ chống lại các bệnh nguy hiểm tiềm tàng. Trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch tự nhiên có được từ mẹ trong những tháng tuổi đầu tiên. Khi lớn hơn, các miễn dịch tự nhiên này sẽ bị suy yếu và vắc-xin được sử dụng nhằm tạo miễn dịch mới và giúp trẻ tránh bị nhiễm bệnh.
Vắc-xin giúp bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh mà bạn bè và các thành viên trong gia đình có thể lây cho trẻ. Đây là lý do tại sao một số vắc-xin cần các mũi tiêm tăng cường khi trẻ đến tuổi đi học. Mũi tiêm tăng cường này giúp bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ mắc bệnh khi đi học.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh CDC đưa ra một lịch trình tiêm chủng khuyến nghị, lịch trình này miêu tả loại và thời điểm tiêm vắc-xin cho từng nhóm tuổi nhất định. Tuy nhiên, nếu bạn muốn con bạn được chủng ngừa bởi nhiều loại vắc-xin hơn, hãy tham vấn ý kiến của bác-sĩ về những loại vắc-xin nào nên hoặc không nên tiêm.
Thành phần của vắc-xin
Vắc-xin giúp hệ miễn dịch nhận ra một loại virus hoặc vi khuẩn nhất định và từ đó tạo ra kháng thể giúp cơ thể chống lại bệnh từ loại virus hoặc vi khuẩn đó gây nên.
4 loại vắc-xin hiện đang được sử dụng:
Cơ chế hoạt động của vắc xin bất hoạt
Ngoài ra, còn có các thành phần khác giúp giữ vắc-xin an toàn trong quá trình sản xuất, lưu trữ và vận chuyển. Các thành phần này cũng có thể giúp vắc-xin hoạt động hiệu quả hơn một phần. Tuy nhiên, các chất phụ gia này chỉ là một phần rất nhỏ của vắc-xin.
Những chất phụ gia này có thể bao gồm:
Từng thành phần trên đều được nghiên cứu nghiêm ngặt về độ an toàn và hiệu quả.
Danh sách tiêm chủng khuyến nghị
Vắc-xin được xem là một cách bảo vệ suốt đời giúp chống lại bệnh tật. Trong khi các loại vắc-xin cho trẻ nhỏ là rất quan trọng, bạn vẫn có thể cần tiêm bổ sung hoặc tăng cường trong suốt cuộc đời của mình.
Danh sách tiêm phòng khuyến nghị cho trẻ em
Vào thời điểm trẻ bắt đầu học tiểu học, trẻ nên được tiêm các loại vắc-xin sau:
Vắc-xin viêm gan B
Vắc-xin cúm loại B HIB
Vắc-xin phế cầu khuẩn PCV
Vắc-xin IPV (Bại liệt)
Vắc-xin sởi, quai bị và rubella MMR
Vắc-xin thuỷ đậu
Vắc-xin Rotavirus
Vắc-xin cúm hàng năm, sau 6 tháng tuổi.
Vắc-xin viêm gan A.
Danh sách tiêm chủng khuyến nghị cho trẻ vị thành nên
Khi đến tuổi vị thành niên, trẻ có thể được khuyến nghị các loại vắc-xin sau:
Vắc-xin HPV
Vắc-xin não mô cầu
Vắc-xin TDAP tăng cường
Vắc-xin cúm hàng năm
Danh sách tiêm chủng khuyến nghị cho người lớn
Người lớn tuổi nên được tiêm ngừa:
Vắc-xin cúm hàng năm
Vắc-xin viêm phổi
Danh sách vắc-xin khuyến nghị khác
Bác sĩ có thể khuyến nghị tiêm ngừa dựa trên xu hướng tính dục, lịch sử sức khoẻ, sở thích cá nhân và một số yếu tố khác. Các vắc-xin này có thể bao gồm:
Não mô cầu. bệnh não mô cầu là một bệnh do vi khuẩn có thể gây viêm trong lớp mô bảo vệ xung quanh não và tuỷ sống. Nhiễm trùng này lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết hô hấp và nước bọt từ tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn hoặc ho. Hiện tại có 2 loại vắc-xin não mô cầu khác nhau. Cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về việc nên tiêm loại vắc-xin nào.
Vắc-xin huyết thanh não mô cầu
Vắc-xin liên hợp não mô cầu.
Sốt vàng. Sốt vàng là một căn bệnh từ virus nghiêm trọng có khả năng gây tử vong. Các triệu chứng của sốt vàng tương tự như cúm và được lây lan bởi muỗi. CDC khuyến nghị bất cứ ai từ 9 tháng tuổi trở lên cần tiêm vắc-xin sốt vàng nếu có kế hoạch du lịch hoặc định cư tại các khu vực trên thế giới có xuất hiện bệnh sốt vàng (Hiện tại Việt nam chưa có vắc xin này).
Viêm gan virus. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. CDC khuyến nghị trẻ sơ sinh và trẻ em được tiêm vắc-xin viêm gan A và B trước khi đi du lịch quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có vắc-xin ngăn ngừa viêm gan C.
Tiêm chủng cho phụ nữ mang thai
Khi bạn đang mang thai, vắc-xin không chỉ bảo vệ bạn mà cả em bé trong bào thai. Trong 9 tháng này, bạn và em bé đều cần phải được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm và vắc-xin là một phần quan trọng để thực hiện điều đó.
CDC khuyến nghị phụ nữ có kế hoạch mang thai nên được tiêm vắc-xin MMR. Sởi, quai bị và đặc biệt là rubella có thể gây các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, bao gồm cả sảy thai và dị tật bẩm sinh.
CDC khuyến nghị phụ nữ nên tiêm vắc-xin TDAP và vắc-xin cúm trong khi mang thai. Sau khi sinh, ngay cả trong thời gian cho con bú, phụ nữ vẫn nên tiêm các loại vắc-xin trên.
Tiêm phòng sau khi sinh cũng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh. Lý do cho điều này là khi được miễn dịch với virus và vi khuẩn, bạn có ít khả năng lây cho con.
Nếu bạn không được tiêm phòng đúng cách, cả bản thân và con bạn có thể bị bệnh dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt khi mắc bệnh cúm.
Thống kê tiêm chủng
Vắc-xin có hiệu quả bảo vệ cao, an toàn và được sử dụng trên toàn thế giới để ngăn ngừa bệnh tật. những thống kê sau chỉ ra mức độ thành công của vắc-xin và khả năng thành công hơn nữa trong việc ngăn ngừa bệnh tật trong tương lai.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các trường hợp bại liệt đã giảm hơn 99% kể từ khi vắc-xin được cung cấp vào năm 1988. Ngày nay, bại liệt chỉ còn xuất hiện tại Pakistan, Afghanistan và Nigeria.
WHO cũng ước tính vắc-xin ngăn chặn 2 – 3 triệu ca tử vong mỗi năm. Ngoài ra, chương trình vắc- xin mở rộng có thể ngăn hơn 1 triệu ca tử vong nữa. Từ năm 2000 đến 2016, tỉ lệ tử vong do bệnh sởi trên toàn thế giới đã giảm 86%.
Miễn dịch chủ động và thụ động
Kháng thể giúp cơ thể nhận ra các kháng nguyên của bệnh. Việc có kháng thể có thể được thực hiện bằng 2 cách khác nhau.
Miễn dịch chủ động là khả năng miễn dịch tạo ra khi cơ thể được kích hoạt sản sinh kháng thể nhằm chống lại các kháng nguyên của một căn bệnh mà bạn tiếp xúc. Loại miễn dịch này kích thích sự bảo vệ lâu dài khỏi một căn bệnh nhất định. Miễn dịch chủ động có thể xảy ra sau khi nhiễm bệnh (miễn dịch tự nhiên) hoặc sau khi tiêm chủng (miễn dịch nhân tạo).
Miễn dịch thụ động cung cấp sự bảo vệ ngắn hạn chống lại một căn bệnh. Điều này xảy ra khi cơ thể nhận được kháng thể từ một nguồn bên ngoài thay vì tự sản sinh. Miễn dịch thụ động được truyền tự nhiên từ mẹ sang con trong khi sinh và cho con bú. Ngoài ra, loại miễn dịch này cũng có thể đạt được bằng phương pháp nhân tạo thông qua việc tiêm Globulin miễn dịch – đây là những mẫu máu có chứa kháng thể.
Vắc xin là biện pháp cung cấp miễn dịch chủ động cho cơ thể từ khi còn nhỏ
Tại sao nhiều người không tiêm vắc-xin?
Trong những năm gần đây, các công ty vắc-xin ngày càng tăng cường sự an toàn và hiệu quả của vắc-xin thành phẩm. Tuy nhiên, những công bố của họ thường chưa được phổ biến rộng rãi, rằng tiêm vắc-xin nói chung là một cách rất an toàn để ngăn ngừa bệnh tật.
Bên cạnh đó, không phải tất cả mọi người trành tiêm vắc-xin vì lo ngại về độ an toàn. Nhiều người đơn giản là không biết rằng họ nên được tiêm phòng. Một ví dụ cho điều này là theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật CDC, khoảng 50% người Mỹ đã không tiêm ngừa cúm trong mùa 2011 – 2012 và nhiều trong số đó không biết là họ nên tiêm tiêm ngừa.
Việc không tiêm vắc-xin có thể khiến bản thân và những người xung quanh có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng cao hơn. Không những vậy, việc không tiêm ngừa còn có thể tăng nguy cơ nhập viện do những diễn tiến xấu.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi mọi người ngừng tiêm vắc-xin?
Vắc-xin có thể giúp giảm sự phát tán của nhiều bệnh khác nhau. Một ví dụ điển hình là vắc-xin đã giúp giảm đáng kể bệnh bại liệt.
Vào những năm 1950, trước khi vắc-xin bại liệt được công bố, đã có đến 15.000 ca bại liệt mỗi năm tại Hoa Kỳ. Sau đó, khi vắc-xin bại liệt được sử dụng rộng rãi, số ca bại liệt giảm chỉ còn dưới 10 ca mỗi năm.
Tiêm chủng cũng giúp bệnh sởi giảm đến hơn 99%.
Việc ngừng tiêm chủng có thể rất nguy hiểm. Ngay cả ngày nay, trên toàn thế giới, nhiều ca tử vong do các bệnh mà có thể phòng ngừa do vắc-xin vẫn xảy ra. Điều này là do vắc-xin không đủ hoặc không có sẵn cho tất cả mọi người. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO là tăng tính sẵn có của vắc-xin.
Tác giả: Nguyễn Nhật Phúc
Theo https://www.healthline.com/health/vaccinations
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT