Cúm là một bệnh về đường hô hấp do virus cúm gây ra. ở nhiều nơi trên thế giới, những virus này gây dịch bệnh theo mùa, đặc biệt là vào các tháng lạnh trong năm.
Vắc-xin cúm giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm. Vào mỗi mùa cúm, các nhà khoa học sẽ dự đoán chủng virus phổ biến trong mùa cúm sắp tới. vì lý do này, hiệu quả của vắc-xin có thể thay đổi trong những năm khác nhau.
Bài viết này sẽ xem xét những lợi ích của vắc-xin cúm, hiệu quả và những gì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin.
Lợi ích của việc tiêm vắc-xin cúm
Trước khi thảo luận về hiệu quả của vắc-xin cúm, hãy tìm hiểu những lợi ích khác nhau mà loại vắc-xin này đem lại.
Vắc-xin cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
Lợi ích chính của vắc-xin cúm là giúp ngăn việc mắc bệnh cúm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ ước tính rằng trong mùa cúm năm 2019-2020, tiêm chủng đã ngăn chặn 7,52 triệu người tại Hoa Kỳ khỏi bệnh cúm.
Trong khi cúm thông thường gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, bị bệnh vẫn gây ra những khó khăn và cảm giác khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến thời gian học tập và làm việc, đồng thời phải đến thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn.
Tiêm ngừa vắc xin cúm đem lại nhiều lợi ích thiết thực giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng
Cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc một số tình trạng tiềm ẩn khác. Một số người có nguy cơ mắc các biến chứng nặng từ bệnh cúm, bao gồm:
Giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cúm
Một số người đã tiêm vắc-xin vẫn bị bệnh cúm. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy triệu chứng của những người này ít nghiêm trọng hơn.
Theo một nghiên cứu năm 2017 về ảnh hưởng của việc tiêm vắc-xin cúm trong việc nhập viện và điều trị cúm. Kết quả là tiêm chủng có liên quan đến việc phải chăm sóc chuyên sâu ICU thấp hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn.
Một nghiên cứu khác vào năm 2020 đã nghiên cứu các trường hợp cấp cứu và nhập viện nhi khoa trong thời gian từ năm 2018 đến 2019. Kết luận chỉ ra rằng tiêm chủng cúm giúp giảm cấp cứu và nhập viện do cúm từ 40-60%.
Giảm lây lan trong cộng đồng
Khi nhiều người trong một cộng đồng nhất định được tiêm chủng cúm đầy đủ, khả năng cao là virus cúm sẽ được ngăn ngừa hiệu quả hơn trong cộng đống đó. Đây là một lớp bảo vệ tốt, đặc biệt đối với những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.
Tiêm phòng cúm giúp giảm tình trạng lây lan trong cộng đồng
Hiệu quả của vắc-xin cúm
Hiệu quả của việc tiêm chủng có thể thay đổi từ năm này sang năm khác. Theo nguồn tổng hợp từ CDC Hoa Kỳ, sau đây là thông tin về hiệu quả ước tính của vắc-xin cúm trong một vài năm gần đây.
Mùa cúm
|
Tỉ lệ tác dụng của vắc-xin
|
2019–2020
|
39 %
|
2018–2019
|
29 %
|
2017–2018
|
38 %
|
2016–2017
|
40 %
|
2015–2016
|
48%
|
Hiệu quả vắc-xin cúm ở các nhóm tuổi có khác nhau không?
Có thể có sự khác biệt về hiệu quả của vắc-xin giữa các nhóm tuổi khác nhau. CDC Hoa Kỳ đã và đang theo dõi dữ liệu này cũng như dữ liệu về hiệu quả chung của tiêm ngừa cúm.
Dưới đây là những ước tính về hiệu quả của vắc-xin cúm trên tất cả các nhóm tuổi khác nhau trong vài năm vừa qua.
Mùa cúm | Mọi lứa tuổi
|
6 tháng – 8 tuổi
|
9–17 tuổi
|
18–49 tuổi
|
2019-2020 | 39 %
|
34% | 40% | 34% |
2018-2019 | 29%
|
48% | 7% | 25% |
2017-2018 | 38%
|
68% | 32% | 33% |
2016-2017
|
40%
|
57% | 36% | 19% |
2015-2016
|
48%
|
51% | 59% | 52% |
Khi xem xét các nghiên cứu về hiệu quả của vắc-xin, điều quan trọng cần quan tâm là kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như dân số nghiên cứu, mùa cúm cụ thể và phương pháp nghiên cứu được tiến hành.
Chủng cúm
Virus cúm liên tục thay đổi. Do đó, các chủng cúm phổ biến trong năm trước có thể không phổ biến trong mùa cúm hiện tại.
Các chủng vắc-xin được chọn dựa trên việc dự đoán dữ liệu giám sát và đánh giá những chủng cúm có thể phổ biến trong năm. Tuy nhiên, đôi khi các chủng được chọn không chính xác so với chủng cúm phổ biến trên thực tế.
Khi điều này xảy ra, hiệu quả vắc-xin có thể thấp. Tuy nhiên, nếu các chủng được chọn chính xác, hiệu quả của vắc-xin sẽ cao hơn đáng kể.
Phân loại virus cúm
Vắc-xin cúm bảo vệ và chống lại 2 loại virus cúm: Cúm A và Cúm B.
Virrus cúm rất đa dạng và được chia thành các loại nhỏ khác nhau.
2 loại cúm quen thuộc là H1N1 và H3N2.
Thông thường, vắc-xin cúm có thể bảo vệ tốt đối với các chủng cúm B và H1N1. Tuy nhiên, việc bảo vệ của vắc-xin với cúm H3N2 có hiệu quả thấp hơn. Lý do điều này xảy ra là vì những thay đổi di truyền khác nhau có thể xảy ra trong virus H3N2.
Một đánh giá vào năm 2016 đã xem xét 142 nghiên cứu về hiệu quả vắc-xin cúm trên những chủng cúm khác nhau. Kết luận chỉ ra rằng hiệu quả vắc-xin chống lại các virus chủng H3N2 chỉ là 33%.
Trong khi đó, hiệu quả của vắc-xin lần lượt là 54% và 61% so với các chủng cúm B và H1N1.
Khi việc đánh giá và bảo vệ khỏi chủng H3N2 được thực hiện tốt, hiệu quả vắc-xin vẫn chỉ nằm ở mức 33%. Trong trường hợp không thực hiện tốt, hiệu quả giảm xuống chỉ còn 23%. Vì vậy, nếu các chùng H3N2 phổ biến hơn so với các chủng cúm khác trong một mùa cúm, hiệu quả của vắc-xin nói chung có thể thấp hơn.
Vấn đề sức khoẻ cá nhân
Các vấn đề riêng của từng cá nhân, như tuổi tác và sức khoẻ tổng thể, cũng có thể tác động đến hiệu quả của vắc-xin. Chẳng hạn, người lớn tuổi có xu hướng phản ứng yếu hơn đối với việc tiêm chủng vắc-xin cúm. Trong trường hợp này, một loại vắc-xin liều cao sẽ được sử dụng cho những người từ 65 tuổi trở lên.
Các nghiên cứu quy mô lớn về hiệu quả của vắc -xin trong độ tuổi này cho thấy rằng vắc-xin liều cao hiệu quả hơn so với vắc-xin cúm liều tiêu chuẩn.
Những ai nên tiêm vắc-xin cúm?
Theo khuyến nghị năm 2020 – 2021, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vắc-xin cúm. Không có một loại vắc-xin nào được khuyến nghị sử dụng hơn các loại khác.
Việc tiêm vắc-xin cúm đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao diễn tiến nặng do cúm, bao gồm:
Tiêm phòng cúm cho bà bầu giúp bảo vệ em bé sau khi sinh
Tiêm phòng cúm và COVID 19
Tiêm phòng cúm đặc biệt quam trọng trong đại dịch Covid 19. Một số lý do cho việc này bao gồm:
Thời gian hiệu quả của vắc-xin
Thông thường, một loại vắc-xin cúm chỉ có thể bảo vệ trong mùa cúm hiện tại. Cần phải tiêm mũi vắc-xin cúm khác trong mùa cúm tiếp theo. Có một số lý do giải thích tại sao vắc-xin cúm chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định.
Đầu tiên, virus cúm thay đổi liên tục. Vì vậy, các chủng virus phổ biến trong năm nay có thể thay đổi trong năm tiếp theo.
Thứ hai, mức độ miễn dịch do vắc-xin cúm tạo ra giảm dần theo thời gian. Cụ thể, theo một nghiên cứu vào năm 2019 trên 7 mùa cúm, sau mỗi 28 ngày sau khi tiêm vắc-xin, khả năng mắc bệnh cúm sẽ tăng khoảng 16%.
Thời điểm tiêm phòng tốt nhất
Theo CDC, thời gian nên chủng ngừa cúm là vào cuối tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, tiêm phòng muộn hơn so với thời gian này thì vắc-xin vẫn có giá trị bảo vệ.
Một quy tắc cần quan tâm là tránh tiêm vắc-xin quá sớm, chẳng hạn như vào tháng 7 hoặc tháng 8. Lý do của việc này là vì khả năng miễn dịch được tạo ra bởi vắc-xin sẽ suy giảm theo thời gian.Do đó, nguy cơ mắc cúm trong mùa sẽ cao hơn nếu như tiêm vắc-xin quá sớm.
KẾT LUẬN
Vắc-xin cúm giúp bảo vệ bạn khỏi bị bệnh cúm. Ngoài ra, tiêm ngừa cũng giúp giảm những triệu chứng nghiêm trọng nếu bạn bị bệnh. Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp ngăn ngừa virus phát tán rộng rãi trong cộng đồng.
Hiệu quả vắc-xin cúm thay đổi qua từng năm do một số yếu tố khác nhau. Lý do cho điều này là khả năng bảo vệ của Vắc-xin bị ảnh hưởng bởi sự tiến hoá của virus và do các chủng cúm thay đổi liên tục trong các năm. Các tình trạng riêng của mỗi cá nhân như tuổi tác và sức khoẻ tổng thể cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin.
Do virus cúm luôn thay đổi và khả năng miễn dịch do vắc-xin là khác nhau theo thời gian, bạn cần được tiêm vắc-xin cúm mới hàng năm, tốt nhất là vào khoảng cuối tháng 10.
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
Nguồn: Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT