Trong trường hợp bị chó cắn, cần phải có những phương pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn. Ngoài ra, cần xem xét vết thương để đánh giá mức độ nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, bạn có thể tự sơ cứu cho bản thân. Trong những trường hợp khác, bạn sẽ cần được điều trị y tế ngay lập tức.
Cho dù con chó là của bạn hay của người khác, bạn vẫn có thể cảm thấy sợ và mất bình tĩnh sau khi bị cắn. Vì vậy, nếu bạn cần được chăm sóc y tế, hãy tìm sự giúp đỡ của người khác thay vì tự đến bệnh viện.
Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu những bước cần thực hiện sau khi bị chó cắn và các cách để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Xác định lịch sử tiêm chủng của chó
Điều đầu tiên nên làm sau khi bị chó cắn là giữ khoảng cách với chó ngay khi có thể. Điều này sẽ tránh việc bạn bị cắn thêm một lần nữa.
Một khi con chó không còn có thể đe doạ đến bạn, hãy ngay lập tức tìm hiểu xem con chó đó đã được tiêm vắc-xin dại hay chưa.
Trong trường hợp chủ của chó ở gần, hãy yêu cầu lịch sử tiêm chủng của chó. Nếu có thể, đảm bảo có được tên chủ sở hữu của chó cùng số điện thoại và thông tin liên lạc của bác sĩ thú y của chó.
Nếu con chó không có người đi cùng, hãy hỏi bất cứ ai nếu họ biết về thông tin của chó và biết nơi chủ sở hữu sống.
Bạn cũng có thể bị cắn bởi chó của chính bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng chó của bạn đã được tiêm ngừa dại đầy đủ. Ngay cả khi chó rất thân thiện và hiền lành đôi khi cũng có thể cắn người.
Thực hiện sơ cứu
Loại sơ cứu được thực hiện sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn.
Trong trường hợp da không bị rách, hãy rửa sạch vị trí bị cắn bằng nước và xà phòng. Bạn cũng có thể thoa một loại kem dưỡng kháng khuẩn tại vị trí cắn để đề phòng nhiễm trùng.
Trong trường hợp da bị rách, hãy rửa vết thương bằng nước ấm và xà phòng, đồng thời ấn nhẹ vào vết thương để đẩy một ít máu ra. Điều này sẽ giúp đẩy vi khuẩn ra ngoài.
Trong trường hợp vết cắn làm chảy máu, hãy dùng băng gạc hoặc một miếng vải sạch để băng vết thương và ấn nhẹ để ngăn chảy máu. Sau đó, sát trùng vết thương và băng vết thương bằng băng vô trùng.
Tất cả các vết thương do chó cắn, ngay cả những vết thương nhỏ, nên được theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng cho đến khi hoàn toàn lành lặn.
Cần kiểm tra vết thương thường xuyên nhằm nhận biết các tình trạng:
Ngay khi vết thương trở nên nặng hơn, gây đau hoặc sốt, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.
Các bước sơ cứu
Rửa vết thương bằng xà phòng và nước ấm
Sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Khoảng 25% trường hợp bị chó cắn cần được điều trị y tế. cần liên hệ với bác sĩ khi gặp các tình trạng sau:
Bên cạnh đó, cần đến các cơ sở y tế nếu bạn có các điều kiện sau:
Biến chứng
Chó cắn có thể gây một số biến chứng, bao gồm nhiễm trùng, , mắc bệnh dại, gây ảnh hưởng đến thần kinh hoặc cơ bắp cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
NHIỄM TRÙNG
Nhiều loại vi khuẩn có thể sống trong miệng của chó, bao gồm:
Chó cũng có thể mang tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) nhưng chưa có báo cáo nào cho thấy loại vi trùng này có thể truyền sang người qua vết thương do chó cắn.
Những loại vi khuẩn trên có thể gây nhiễm trùng nếu vết cắn do chó làm rách da.
Nguy cơ nhiễm trùng có thể cao hơn đối với những người có hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc những người mắc bệnh tiểu đường. nếu bạn được xác định bị nhiễm trùng do chó cắn, cần được điều trị y tế ngay lập tức.
THIỆT HẠI THẦN KINH & CƠ BẮP
Vết cắn sâu có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh, cơ bắp và mạch máu dưới da. Điều này có thể xảy ra ngay cả đối với những vết thương nhỏ.
GÃY XƯƠNG
Vết cắn từ một con chó lớn có thể gây vỡ hoặc gãy xương, đặc biệt là ở chân, bàn chân hoặc bàn tay.
Cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu nghi ngờ xương bị gãy.
BỆNH DẠI
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm do virus gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu không được ngăn ngừa, bệnh có thể dẫn đến tử vong chỉ sau vài ngày kể từ khi bị nhiễm bệnh.
Đến các cơ sở y tế để được thăm khám ngay lập tức khi bạn bị chó cắn và không chắc chắn về lịch sử tiêm chủng của chó hoặc biết rằng chó chưa được tiêm ngừa dại.
UỐN VÁN
Uốn ván là một bệnh gây ra do vi khuẩn và có thể được phòng ngừa bằng việc tiêm vắc-xin. Tiêm nhắc vắc-xin uốn ván mỗi 10 năm đối với người lớn có thể giúp ngăn ngừa uốn ván do chó cắn.
SẸO
Khi vết cắn từ chó làm rách da, nó có thể để lại sẹo. Trong nhiều trường hợp, sẹo nhẹ sẽ giảm dần theo thời gian.
Sẹo nặng hoặc sẹo tại các khu vực như mặt, tay và chân có thể giảm thông qua các kỹ thuật y tế như phẫu thuật thẩm mỹ.
TỬ VONG
Trên thực tế, số người tử vong do chó cắn là khá thấp. Trong đó, khoảng 70% ca tử vong liên quan đến chó cắn xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi.
Vắc-xin dại
Trong trường hợp bị cắn bởi chó có các dấu hiệu của bệnh dại, chẳng hạn như hành động thất thường hoặc xuất hiện bọt ở miệng, bạn nên được tiêm vắc-xin dại.
Bệnh dại là tình trạng bệnh gây tử vong tiềm tàng. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa khi được điều trị y tế và tiêm phòng ngay lập tức.
Bệnh dại ở người không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc bác sĩ có bất kỳ lo ngại nào về khả năng nhiễm dại sau khi bị chó cắn, việc tiêm vắc-xin sau khi phơi nhiễm virus dại có thể phòng ngừa bệnh.
Vắc-xin dại bao gồm một loạt 5 liều được tiêm trong thời gian vài tuần. Một mũi Immunoglobin nhằm bổ sung miễn dịch dại cũng được yêu cầu trong quá trình điều trị.
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Vết chó cắn có thể đưa những vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể. Điều này có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Một số biện pháp cần thực hiện để ngăn ngừa nhiễm trùng bao gồm:
Nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng trên khắp cơ thể. Nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Trong trường hợp này, bạn có thể cần phải dùng thuốc trong vòng 1 đến 2 tuần. Không tự ý ngừng thuốc ngay cả khi các triệu chứng nhiễm trùng biến mất hoàn toàn!
Kết luận
Bị chó cắn có thể rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Nhiễm trùng do chó cắn là một trong những biến chứng phổ biến và điều quan trọng là cần phải theo dõi và phát hiện kịp thời bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.
Tiêm ngừa dại cho chó của bạn và tránh xa khỏi những con chó lạ hoặc động vật hoang dã là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi chó cắn và các biến chứng có thể có. Không bao giờ tiếp cận một con chó mà bạn không biết cho dù nó có thể nhìn hiền lành và dễ thương như thế nào!
Theo Healthline
Tác giả: CN. Nguyễn Nhật Phúc
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h00 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h30
– Thứ bảy: 7h00 – 11h30
Cơ sở 1: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Cơ sở 2: 5 Thống Nhất, Thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT