CÁC LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG
Loãng xương là gì?
Xương là mô sống, liên tục được tái tạo bằng cách phá vỡ mô cũ và hình thành mô mới. Khi bị loãng xương, quá trình phá vỡ xương diễn ra nhanh hơn so với quá trình tái tạo, khiến xương bị giảm mật độ, xốp và dễ gãy hơn.
Tình trạng này làm suy yếu xương và làm tăng nguy cơ gãy xương. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể điều trị để phòng ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Mục tiêu điều trị là bảo vệ và tăng cường sức khỏe của xương.
Điều trị loãng xương thường kết hợp giữa thuốc và thay đổi lối sống để làm chậm quá trình mất xương và hỗ trợ tái tạo xương.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Mật độ xương cao nhất thường đạt được vào độ tuổi 20. Khi tuổi tác tăng lên, cơ thể mất xương nhanh hơn khả năng tạo xương mới, khiến nguy cơ loãng xương tăng cao.
Phụ nữ có nguy cơ cao hơn do xương thường mỏng hơn nam giới. Hormone estrogen giúp bảo vệ xương, nhưng khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen giảm nhanh chóng, dẫn đến sự suy giảm mật độ xương đáng kể.
Phụ nữ giai đoạn mãn kinh, nồng độ estrogen giảm nhanh chóng, dẫn đến sự suy giảm mật độ xương đáng kể
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
Thuốc điều trị loãng xương
Phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa mất xương là sử dụng thuốc theo toa. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Bisphosphonates
Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất, thường được kê đơn cho phụ nữ sau mãn kinh. Một số loại bisphosphonates phổ biến gồm:
Thuốc kháng thể
Hiện có hai loại thuốc kháng thể điều trị loãng xương:
Thuốc nội tiết tố
Một số loại thuốc có tác dụng tương tự hormone có thể được sử dụng để điều trị loãng xương, bao gồm:
Liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone có thể là một lựa chọn cho phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, nhưng không phải là phương pháp điều trị đầu tiên do nguy cơ tăng cao mắc các bệnh tim mạch, ung thư vú và huyết khối.
Liệu pháp hormone có thể bao gồm estrogen đơn thuần hoặc kết hợp với progesterone, dưới dạng viên uống, miếng dán da, tiêm hoặc kem bôi. Các loại thường dùng là:
Chế độ ăn uống và lối sống trong quản lý loãng xương
Dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D có thể hỗ trợ làm chậm quá trình mất xương.
Các thực phẩm giàu canxi bao gồm:
Viện Quốc gia về Viêm khớp và Bệnh cơ xương khớp khuyến nghị:
Trường hợp không thể cung cấp đủ từ thực phẩm, có thể bổ sung canxi và vitamin D dưới dạng thực phẩm chức năng, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp.
Hoạt động thể chất
Tập luyện thể dục giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình mất xương và cải thiện mật độ xương.
Khiêu vũ cũng là biện pháp giúp phòng ngừa Loãng xương
Các bài tập phù hợp gồm:
Kết luận
Loãng xương là tình trạng phổ biến trên toàn cầu, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bằng thuốc, liệu pháp hormone và thay đổi lối sống.
Nếu gặp tình trạng loãng xương, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị và chế độ sinh hoạt phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe xương tốt nhất.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT