Ung thư não là căn bệnh có khối u ác tính trong não chia ra làm 2 loại là nguyên phát và thứ phát chủ yếu do di căn từ phổi, vú,… Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u mà các triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.
1. Nguyên nhân nào gây ra ung thư não
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Những hội chứng liên quan đến bệnh ung thư não bao gồm:
- Hội chứng Turcot: tạo nên nhiều polyp lành tính có trong đại tràng và khối u não nguyên phát.
- Hội chứng Neurofibromatosis hay còn gọi là u sợi thần kinh. Bệnh có tác động đến não, tủy sống và dây thần kinh.
- Bệnh nhân có tiếp xúc với các chất phóng xạ hay đã từng xạ trị khu vực đầu, mặt, cổ hoặc tiếp xúc với những hóa chất gây hại như thuốc trừ sâu, dung môi, nhựa vinyl,…. Đều có khả năng gây ra ung thư não.
- Người nhiễm virus EBVvà CMV đều có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh bao gồm:
- Trẻ em từ 3 – 12 tuổi và người lớn 40 – 70 tuổi.
- Tiếp xúc chất phóng xạ.
- Bệnh nhân ung thư phổi, ung thư vú,… có nguy cơ di căn lên não.
- Những ảnh hưởng của bệnh ung thư não
– Tăng áp lực nội sọ
- Buồn nôn: triệu chứng nôn vọt, nôn không liên quan đến thức ăn, không bị đau bụng trước và sau khi nôn.
- Nhức đầu: có 80 – 90% người bệnh đều cảm thấy nhức đầu cục bộ hay toàn thể. Nguyên nhân do khối u đè lên những dây thần kinh sọ não và xoang tĩnh mạch tạo ra phản xạ co thắt mạch máu não. Nhức đầu có thể diễn ra dữ dội và mơ hồ không thể xác định vị trí đau. Các cơn đau diễn ra thường xuyên ngày càng tăng mặc dù có uống thuốc giảm đau.
- Phù gai thị: triệu chứng phù hay teo gai thị diễn ra khi tăng áp lực nội sọ chèn ép bó mạch thần kinh thị giác. Người bệnh có thể nhìn mờ và ngày càng tăng dần có kèm đau đầu, buồn nôn.
– Động kinh
o Bệnh nhân có thể bị co giật ở 1 hoặc 2 bên, có đến 40% trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu này.
– Những dấu hiệu định khu tổn thương
- Khối u thùy trán: suy giảm trí nhớ và mất tập trung là biểu hiện thường thấy trong u não thùy trán.
- Khối u thùy đỉnh: nổi bật là rối loạn/suy giảm cảm giác, vận động và xúc giác, mất khả năng định vị.
- Khối u thùy thái dương: có các biểu hiện như rối loạn ngôn ngữ, mờ ảo về thị giác, thính giác, khứu giác, mất nhận thức về đồ vật. Nếu khối u đè lên dây thần kinh vận nhãn chung sẽ gây ra sụp mí và giãn đồng tử.
- Khối u thùy chẩm: suy giảm thị lực. Nếu chèn ép lên cống não sẽ xuất hiện sớm tăng áp lực nội sọ.
- Khối u não thất: dấu hiệu đau đầu diễn ra theo từng cơn, có thể đau dữ dội, tăng áp lực nội sọ sớm.
- Khối u tuyến yên: nhức đầu, thị lực suy giảm và rối loạn giấc ngủ. Người bệnh thường ăn uống nhiều hơn và đi tiểu nhiều. Ngoài ra có thể bị béo phì, đầu ngón chân và ngón tay to hơn đi kèm với thiểu năng sinh dục.
- Khối u góc cầu tiểu não: cảm giác ù tai, chóng mặt, suy giảm khả năng nghe. Người bệnh bị tê ở mặt và lưỡi vì khối u đè ép lên dây V.
- Khối u tiểu não: đi đứng khó khăn, rối loạn thăng bằng.
4. Biện pháp chẩn đoán căn bệnh ung thư não
- Để xác định được bệnh các bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện lâm sàng và kết quả các xét nghiệm:
- Chụp cắt lớp vi tính: giúp xác định khu vực, kích thước cùng mức độ xâm lấn khu vực xung quanh, tình trạng phù não và tăng áp lực nội sọ.
- Chụp cộng hưởng từ: giúp đánh giá chính xác khu vực cùng sự tương quan giữa khối u và các tổ chức xung quanh.
- Chụp động mạch não: giúp nhìn thấy hình ảnh gián tiếp của u não.
- Chụp PET – CT: giúp đánh giá khối u não cũng như những khối u toàn thân khác.
- Điện não đồ: ghi chép lại các sóng bất thường. Việc đánh giá, theo dõi các giai đoạn của bệnh u não không được tiến hành giống với các loại ung thư khác vì đa phần u não nguyên phát không xâm chiếm ra khỏi hệ thống thần kinh. Để mô tả tiến trình phát triển của bệnh người ta sử dụng thuật ngữ ung thư não độ I – IV:
- Mức độ I: ở mức độ này khối u phát triển chậm, không ảnh hưởng xung quanh và áp dụng phương pháp phẫu thuật để chữa trị.
- Mức độ II: khối u phát triển rất ít nhưng lan rộng và có khả năng tái phát sau khi chữa trị.
- Mức độ III: khối u có tốc độ tăng nhanh, tế bào ung thư phân chia nhanh mà không có tế bào nào chết đi.
- Mức độ IV: khối u phân chia rất nhanh, xâm nhập vào mạch máu, vào các mô chết quanh não. Khối u sẽ phát triển nhanh và lan rộng.
5. Phương pháp điều trị bệnh
- Có 3 phương pháp chính được áp dụng cho việc điều trị u não: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
- Phẫu thuật: với mục đích loại bỏ khối u nhưng không làm tổn thương các bộ phận lành xung quanh. Thế nhưng phẫu thuật còn tùy thuộc vào vị trí của khối u nông hay sâu, khối u có giới hạn rõ hay không và quan trọng là khả năng của người làm phẫu thuật cùng thiết bị y tế. Không phải bất kì khối u nào cũng đều có thể được loại bỏ. Nếu u nằm ở phía sâu, ở hành não, thân não hay gần kề mạch máu lớn thì việc phẫu thuật không hề dễ dàng vì rất nguy hiểm, khó cầm máu.
- Xạ trị: diệt trừ tế bào ung thư còn sót sau khi phẫu thuật hoặc dùng cho các khối u ác tính nằm sâu mà không thể điều trị bằng phẫu thuật.
- Hóa trị: sử dụng hỗ trợ sau khi phẫu thuật và xạ trị. Hóa chất có tác dụng đối với các khối u phát triển nhanh.
Nguồn: BS Phan Thanh Hải.
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt
Hotline: 19001042
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT