Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những viên sỏi nhỏ và cứng có thể hình thành bên trong thận hoặc tiết niệu. sỏi thận được cấu thành từ khoáng chất và muối.
Sỏi thận có kích thước nhỏ – thường dao động từ khoảng bằng hạt muối cho đến hạt bắp. Sỏi thận có thể hình thành khi cơ thể có quá nhiều khoáng chất tích tụ, đồng thời không có đủ chất lỏng để được hòa tan đúng cách. Những viên sỏi này có thể có màu nâu hoặc vàng, mịn hoặc thô.
Triệu chứng sỏi thận
Những triệu chứng của sỏi thận có thể khó nhận biết hoặc thậm chí không có triệu chứng cho đến khi sỏi thận di chuyển.
Một viên sỏi có thể di chuyển xung quanh thận hoặc di chuyển vào ống nối thận với bàng quang. Những triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng và bao gồm:
Trường hợp khẩn cấp
Trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng, bạn nên liên hệ với bác sĩ. Những dấu hiệu khẩn cấp khác nên nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế bao gồm:
Nuyên nhân
Cả nam và nữ đều có thể bị sỏi thận, nhưng nguy cơ này của nam giới cao gấp đôi so với nữ giới.
Thông thường, việc tìm ra nguyên nhân gây sỏi thận là rất khó. Tuy vậy, tình trạng này xảy ra khi nước tiểu có hàm lượng khoáng chất cao ở một mức nhất định. Bao gồm:
Nếu lượng nước tiểu trong cơ thể không đủ để làm giảm nồng độ khoáng chất, sỏi có thể hình thành. Điều này cũng tương tự như việc pha đồ uống từ bột khô như bột sữa hoặc bột cacao. Nếu không thêm đủ nước thì bột sẽ vón cục và biến thành những khối khô, cứng.
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận bao gồm:
Một số nguyên nhân gây sỏi thận bao gồm:
Nguyên nhân hình thành sỏi thận
Phân loại sỏi thận
Sỏi thận được chia thành nhiều loại. xác định được loại sỏi thận bạn đang mắc phải có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Bao gồm:
Chẩn đoán sỏi thận
Để chẩn đoán sỏi thận, đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh và tiến hành khám lâm sàng. Sau đó, nếu cần, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm thận và đường tiết niệu.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu:
Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu có thể xác định lượng canxi hoặc axit uric trong máu. Bác sĩ cũng có thể xác định tình trạng thận qua kết quả xét nghiệm.
Xét nghiệm nước tiểu : Bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy một hoặc hai mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ. Kết quả xét nghiệm có thể cho thấy có quá nhiều khoáng chất tạo sỏi trong nước tiểu hoặc không có đủ các hợp chất khác để ngăn sỏi hình thành.
Xét nghiệm hình ảnh : bác sĩ sử dụng kết quả kiểm tra để xác định sỏi trong đường tiết niệu của bạn. Bạn có thể được yêu cầu chụp X-quang bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), kết hợp với tia X. Chụp X-quang có thể giúp xác định những viên sỏi có kích thước lớn, ngược lại, chụp CT giúp xác định những viên sỏi nhỏ.
Phân tích sỏi thải ra qua đường tiểu: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi tiểu qua một lưới lọc. Lưới lọc này sẽ giúp giữ lại bất kỳ viên sỏi nào được thải ra ngoài. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm nhằm xác định cấu tạo của những viên sỏi này. Điều này có thể cho các bác sĩ biết nguyên nhân gây ra sỏi và cách điều trị.
*Phụ nữ mang thai nên siêu âm thay do chụp CT trong ba tháng đầu của thai kỳ, khi trẻ có nguy cơ bị tổn thương do phóng xạ cao nhất.
Điều trị sỏi thận
Không phải mọi trường hợp sỏi thận đều cần điều trị. Nếu sỏi có kích thước nhỏ, bạn có thể loại bỏ sỏi qua đường tiểu. Để tăng tốc độ loại bỏ sỏi, bạn có thể:
Uống nước nhiều có thể đào thải được những viên sỏi thận <5mm
Trong trường hợp viên sỏi có kích thước lớn hoặc không thể thải qua đường tiểu, bạn có thể bị đau khá nhiều. Khi đó, bác sĩ có thể tán nhỏ viên sỏi để cơ thể bạn có thể loại bỏ. Một số cách tán nhỏ sỏi bao gồm:
Quá trình điều trị mất khoảng một giờ và bạn thường có thể ra về sau khoảng một giờ theo dõi. Phương pháp này không cần phẫu thuật, nhưng vẫn có thể gây đau. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các lựa chọn: thuốc an thần, gây tê cục bộ và gây mê toàn thân.
Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua bàng quang và niệu quản vào thận. Họ sẽ dùng một chiếc giỏ nhỏ để loại bỏ những viên đá nhỏ. Nếu sỏi lớn hơn, bác sĩ sẽ chiếu tia laser qua ống nội soi để phá vỡ chúng. Hầu hết mọi người đều có thể xuất viện trong ngày.
Phòng ngừa sỏi thận
Một khi đã bị sỏi thận, bạn sẽ có nguy cơ cao bị lại sỏi thận sau này. Khoảng một nửa số người mắc bệnh sỏi thận sẽ mắc một loại sỏi thận khác trong vòng 7 năm nếu họ không cẩn thận phòng ngừa. Để ngăn chặn điều này, bạn có thể:
Biến chứng sỏi thận
Các biến chứng có thể xảy ra sau khi điều trị sỏi thận lớn hoặc không điều trị sỏi. Những biến chứng này có thể bao gồm:
Nên khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào về đường niệu hoặc nghi ngờ có sỏi thận Bạn có thể gọi đến hotline 19001042 hoặc đến Trung tâm Y khoa Pastuer Đaf Lạt, số 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, Đà Lạt để được bác sĩ khám và điều trị.
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT