ĐAU XƯƠNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Bạn có thể cảm thấy đau xương do chấn thương, thiếu khoáng chất, hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Triệu chứng và phương pháp điều trị có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau.
Đau xương là tình trạng đau nhức, ê ẩm hoặc các cảm giác không thoải mái khác ở một hoặc nhiều xương. Đau xương khác với đau cơ và khớp vì nó tồn tại dù bạn có đang vận động hay không. Cơn đau thường liên quan đến các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng hoặc cấu trúc bình thường của xương.
Nguyên nhân gây đau xương là gì?
Nhiều tình trạng và điều kiện có thể dẫn đến đau xương.
Thiếu hụt khoáng chất cũng là một trong những nguyên nhân gây đau xương
Triệu chứng
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của đau xương là cảm giác không thoải mái, dù bạn có đứng yên hay đang vận động.
Các triệu chứng khác phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây đau xương.
Nguyên nhân gây đau xương - Các triệu chứng đi kèm
Đau xương trong thai kỳ
Đau xương vùng chậu là tình trạng phổ biến đối với nhiều phụ nữ mang thai. Cơn đau này đôi khi được gọi là đau xương vùng chậu liên quan đến thai kỳ (PPGP). Triệu chứng bao gồm đau ở xương mu và cứng khớp, đau ở các khớp vùng chậu.
PPGP thường không hết cho đến sau khi sinh. Tuy nhiên, điều trị sớm có thể giảm nhẹ triệu chứng. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Đau xương chậu khi mang thai là triệu chứng hay gặp, ảnh hưởng tới sức khỏe
Chẩn đoán đau xương
Bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây đau để có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị nguyên nhân gây đau có thể giảm hoặc loại bỏ cơn đau một cách đáng kể.
Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và hỏi về tiền sử bệnh của bạn. Các câu hỏi thường gặp có thể bao gồm:
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác nhận sự thiếu hụt vitamin hoặc dấu hiệu ung thư. Các xét nghiệm máu cũng có thể giúp bác sĩ phát hiện nhiễm trùng và các bệnh lý về tuyến thượng thận, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương.
Chụp X-quang, MRI, và CT có thể giúp bác sĩ đánh giá khu vực bị ảnh hưởng để chẩn đoán chấn thương, tổn thương xương, và khối u trong xương.
Xét nghiệm nước tiểu có thể được sử dụng để phát hiện các bất thường trong tủy xương, bao gồm bệnh đa u tủy.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nhiều xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau xương.
Điều trị đau xương
Khi bác sĩ đã xác định được nguyên nhân gây đau xương, họ sẽ bắt đầu điều trị nguyên nhân đó. Bác sĩ có thể khuyên bạn nghỉ ngơi tại chỗ bị đau càng nhiều càng tốt và có thể kê thuốc giảm đau đối với các cơn đau xương vừa đến nặng.
Nếu bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân và nghi ngờ có nhiễm trùng, họ sẽ bắt đầu cho bạn sử dụng kháng sinh. Bạn cần hoàn thành đầy đủ liệu trình thuốc, ngay cả khi triệu chứng của bạn đã giảm trong vài ngày. Corticosteroid cũng thường được dùng để giảm viêm.
Các phương pháp điều trị đau xương phổ biến bao gồm:
Phòng ngừa
Duy trì một hệ xương khỏe mạnh giúp bạn dễ dàng tránh được đau xương. Để duy trì sức khỏe xương tối ưu, bạn cần lưu ý:
Ngoài việc cải thiện sức khỏe xương, bạn cũng nên tránh các chấn thương dẫn đến đau xương. Hãy cẩn thận khi di chuyển trong nhà, tránh các vật dụng lộn xộn, thảm trơn, hoặc ánh sáng kém. Bạn cũng nên chú ý khi đi lên hoặc xuống cầu thang. Trong các hoạt động thể thao, đặc biệt là các môn thể thao đối kháng như bóng đá hoặc quyền anh, hãy mặc đồ bảo hộ phù hợp.
Hồi phục khi bị đau xương
Trong nhiều trường hợp, cần một thời gian để chữa trị nguyên nhân gây đau xương, dù là do hóa trị hay gãy xương.
Trong quá trình hồi phục, tránh làm tổn thương hoặc va phải các khu vực bị ảnh hưởng. Điều này giúp ngăn ngừa thương tích và đau đớn thêm, đồng thời thúc đẩy sự lành bệnh. Không vận động và tác động vào các vùng bị đau càng nhiều càng tốt và cố định khu vực bị ảnh hưởng nếu có nguy cơ chấn thương thêm.
Một số người có thể cần đến các dụng cụ hỗ trợ như nẹp, băng gạc hoặc bó bột để bảo vệ xương và giảm đau.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nguyên nhân của đau xương thường là các tình trạng nghiêm trọng. Thậm chí, đau xương nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng khẩn cấp. Nếu bạn gặp phải cơn đau xương không rõ nguyên nhân mà không giảm trong vài ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu cơn đau xương kèm theo giảm cân, mất cảm giác thèm ăn, hoặc mệt mỏi .
Đau xương do chấn thương cũng cần gặp bác sĩ. Điều trị y tế là cần thiết đối với các vết gãy xương do chấn thương trực tiếp. Nếu không được điều trị đúng cách, xương có thể lành ở vị trí sai lệch và cản trở cử động. Chấn thương cũng khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.
Nên khi có triệu chứng đau xương bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ, 19001042 hoặc đến ngay Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để được khám và điều trị kịp thời.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT