Bỏng là một tình trạng tổn thương mô do tiếp xúc với:
- Lửa
- Nước rất nóng (sôi)
- Hóa chất
- Điện
- Bức xạ (bao gồm cả cháy nắng)
Bước đầu tiên trong việc điều trị bỏng là xác định mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Dựa trên từng mức độ khác nhau, việc sơ cứu và điều trị cũng có những khác biệt nhất định.
Bỏng nặng
Bỏng nặng có thể được nhận biết bởi bốn đặc điểm chính:
- Sâu
- Da khô, sần sùi
- Vết bỏng có đường kính trên 10cm hoặc tại vùng mặt, tay, chân, mông, háng hoặc khớp chính
- Vị trí tiếp xúc cháy thành than hoặc các mảng màu đen, nâu hoặc trắng
Bỏng nhẹ
Tình trạng bỏng nhẹ được nhận biết bởi các đặc điểm sau:
- Đường kính dưới 10 cm
- Bề mặt da đỏ (như cháy nắng)
- Da phồng rộp
- Đau
Sơ cứu vết bỏng nặng
Bước đầu tiên Cần thực hiện ngay khi bị bỏng nặng là gọi cấp cứu hoặc tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp.
Bỏng nặng cần gọi cấp cứu ngay
Các bước cần thực hiện cho đến khi được chăm sóc bao y tế gồm:
- Đảm bảo rằng bạn hoặc người bị bỏng đã ở vị trí an toàn và không tiếp xúc với nguồn nhiệt. Di chuyển người bị bỏng ra khỏi nguồn nhiệt. Nếu bị bỏng điện, hãy ngắt nguồn điện trước khi chạm vào người bị bỏng.
- Kiểm tra tình trạng hô hấp của người bị bỏng. Nếu cần, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo nếu bạn đã được huấn luyện.
- Gỡ bỏ thắt lưng và đồ trang sức trên hoặc gần khu vực bị bỏng. Các vùng bị bỏng thường sưng lên nhanh chóng.
- Băng nhẹ vùng bị bỏng. Sử dụng một miếng vải hoặc băng sạch được làm ẩm bằng nước sạch và mát.
- Tách ngón tay và ngón chân. Nếu tay và chân bị bỏng, hãy tách các ngón tay và ngón chân bằng băng khô, vô trùng, không dính.
- Cởi quần áo khỏi vùng bị bỏng nhưng cần tránh cởi bỏ phần quần áo dính vào da.
- Tránh ngâm người hoặc các bộ phận cơ thể bị bỏng trong nước. Hạ thân nhiệt nghiêm trọng) có thể xảy ra nếu ngâm vết bỏng lớn, nặng vào nước.
- Nâng cao vùng bị bỏng. Nếu có thể, hãy nâng vùng bị bỏng lên cao hơn tim.
- Chú ý phản ứng sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc bao gồm thở nông, da nhợt nhạt và ngất xỉu.
Những điều không nên làm
- Tránh làm vết bỏng bị nhiễm khuẩn khi thở hoặc ho vào vết bỏng.
- Không áp dụng bất kỳ biện pháp y tế tại nhà nào, bao gồm thuốc mỡ, bơ, nước đá, thuốc xịt hoặc kem.
- Không cho người bị bỏng ăn hoặc uống
- Không kê gối dưới đầu trong trường hợp bỏng đường hô hấp.
Hướng dẫn sơ cứu trẻ khi bị bỏng nhiệt
Sơ cứu vết bỏng nhẹ
- Làm nguội vết bỏng. Sau khi rửa nhẹ vết bỏng dưới vòi nước mát, chườm gạc ướt, mát cho đến khi cơn đau giảm bớt.
- Loại bỏ các vật dụng hoặc đồ trang sức ôm sát, chẳng hạn như thắt lưng, nhẫn, khỏi vùng bị bỏng. Hãy nhẹ nhàng nhưng cần thực hiện nhanh chóng trước khi vết bỏng bắt đầu sưng tấy.
- Tránh làm vỡ vết phồng rộp. Các vết phồng rộp chứa một dung dịch giúp bảo vệ khu vực bỏng khỏi bị nhiễm trùng. Nếu vết phồng rộp vỡ, hãy làm sạch vùng này và nhẹ nhàng bôi thuốc mỡ kháng sinh.
- Thoa kem dưỡng ẩm, chẳng hạn như kem dưỡng da chứa thành phần lô hội. Sau khi vùng bị bỏng đã nguội, thoa kem dưỡng da để giúp giảm đau và giữ cho vùng da không bị khô.
- Băng nhẹ vết bỏng. Sử dụng gạc vô trùng. Tránh dùng bông gòn do có thể bong ra và dính vào vùng đang lành. Ngoài ra, tránh gây áp lực quá lớn lên vùng da bị bỏng.
- Dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết. Hãy cân nhắc dùng acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve).
Kết luận
Việc sơ cứu kịp thời và được điều trị sớm sẽ quyết định khả năng hồi phục của các vết thương do bỏng gây nên. Tuy vậy, cần sơ cứu đúng cách và tránh làm cho vết bỏng trở nên trầm trọng hơn.
Hãy tìm hiểu và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng bộ dụng cụ sơ cứu vết thương tại nhà!
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT