Gãy xương là gì?
Gãy xương xảy ra khi xương bị nứt hoặc gãy. Tình trạng này còn được gọi là RẠN xương. Gãy xương có thể là kết quả của chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn.
Gãy xương thường không đe dọa đến tính mạng nhưng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu những cách nhận biết triệu chứng của gãy xương, phương pháp sơ cứu và yêu cầu trợ giúp chuyên nghiệp.
Triệu chứng gãy xương
Gãy xương có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau:
Phương pháp sơ cứu
Trong trường hợp nghi ngờ một người bị gãy xương, hãy thực hiện những biện pháp sơ cứu , sau đó gọi cấp cứu hoặc đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất.
Sơ cứu gãy xương cánh tay và cẳng tay
Sơ cứu gãy xương cẳng nhân
Sơ cứu gãy xương đùi
Sơ cứu gãy xương cột sống
Lưu ý! Nếu không chắc chắn về phương pháp sơ cứu, hãy miêu tả chi tiết tình trạng của người gặp nạn cho nhân viên y tế qua điện thoại để được hướng dẫn sơ cứu đúng cách!
5 bước sơ cứu kịp thời rất quan trọng khi bị gãy xương:
Bước 1: Không di chuyển nạn nhân khi không cần thiết để tránh những chấn thương khác có thể xảy ra đồng thời bất động chỗ bị gãy xương. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý di chuyển nạn nhân nếu bị chấn thương vùng thắt lưng hoặc vùng cổ
Bước 2: Cố định vùng bị thương bằng một thanh nẹp hoặc sử dụng bìa cứng đặt dưới vùng chấn thương, sau đó quấn vải cẩn thận.
Bước 3: Nếu có chảy máu, cầm máu bằng cách quấn chặt vùng bị thương bằng băng vô trùng hoặc vải, đè chặt lên vết thương.
Bước 4: Khi thấy người bệnh có một số dấu hiệu bị sốc như: chóng mặt, da nhợt nhạt, khó thở, nhịp tim tăng thì cần quấn họ trong một tấm chăn và nâng chân cao hơn đầu khoảng 30 cm.
Bước 5: Sử dụng phương pháp chườm lạnh tại vị trí bị chấn thương để giảm sưng khoảng 10 phút/lần.
Trong trường hợp người gặp nạn khó thở, bất tỉnh hoặc cả hai, hãy gọi cấp cứu để được trợ giúp y tế và tiến hành hô hấp nhân tạo. Bạn cũng nên gọi cấp cứu nếu:
Ngược lại, nếu không xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy giúp người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể bằng ô tô hoặc phương tiện khác để bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng của họ và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT