Những phương pháp được đề cập trong bài viết này có thể được sử dụng giúp giảm hoặc cầm máu. Tuy vậy, những phương pháp này có thể không có hoặc chưa có đủ bằng chứng nghiên cứu khoa học, vì vậy hãy tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần.
Ngay cả những vết cắt nhỏ cũng có thể chảy máu rất nhiều, đặc biệt nếu chúng ở vị trí nhạy cảm như miệng. Trong hầu hết các trường hợp, tiểu cầu trong máu sẽ tự đông lại, tạo thành máu đông để ngăn máu tiếp tục chảy. Trong trường hợp muốn cầm máu nhanh hơn, một số phương pháp tại nhà có thể giúp máu đông lại và cầm máu nhanh hơn.
Với các vết cắt ở bất kỳ kích thước hoặc độ sâu nào, bước đầu tiên luôn là tạo áp lực và nâng cao. Sau đó, có một số biện pháp xử trí tại nhà đã được sử dụng trên khắp thế giới để tăng tốc độ đông máu và cầm máu từ những vết cắt nhỏ.
Bước đầu tiên khi bị chảy máu là ấn mạnh vào vết thương và nâng vết thương lên cao hơn tim. Bạn có thể tạo áp lực bằng vải hoặc gạc sạch. Việc bạn sử dụng loại vải nào để băng không quan trọng, miễn là nó sạch.
Nếu máu thấm qua, đừng tháo miếng gạc. Việc tháo băng quá sớm có thể làm tăng chảy máu do làm vỡ khối máu đông đang hình thành. Thay vào đó, hãy thêm băng, vải hoặc gạc và tiếp tục tạo áp lực.
Tạo áp lực lên vết thương trong 5 đến 10 phút trước khi kiểm tra xem máu đã chảy chậm lại hay ngừng. Nếu không, hãy tạo áp lực thêm năm phút nữa. Nếu máu vẫn không ngừng chảy, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn.
Chườm đá lên vết thương đang chảy máu, đặc biệt là ở miệng vết thương, là một biện pháp phổ biến tại nhà để cầm máu. Phương pháp này cũng giúp giảm sưng tấy. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu khoa học hỗ trợ phương pháp này. Một nghiên cứu cũ cho thấy thời gian chảy máu càng lâu thì nhiệt độ cơ thể bạn càng cao. Mặt khác, nhiệt độ cơ thể càng thấp thì thời gian đông máu càng chậm.
Cách thực hiện: Chườm đá viên bọc trong gạc trực tiếp lên vết thương. Không sử dụng đá để cầm máu nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn bình thường.
Từ xa xưa khi y học chưa phát triển, ông bà ta đã quen sử dụng những loại cây thảo dược làm mẹo điều trị bệnh, cầm máu cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Trà xanh, rau má,… là những cái tên có đặc tính sát khuẩn, cầm máu tốt. Tùy vào vết thương lớn hay nhỏ mà bạn sử dụng lượng vừa đủ, tiến hành rửa sạch, vò nát và đắp trực tiếp lên vết thương. Sử dụng tấm gạc để cố định lại. Việc sử dụng trà xanh, rau má không chỉ giúp cầm máu nhanh chóng mà còn giúp vết thương nhanh chóng lành lại.
Theo một nghiên cứu, sự kết hợp giữa bột vitamin C và viên ngậm kẽm có thể cầm máu kéo dài và kích thích đông máu sau khi nhổ răng. Nghiên cứu cho thấy rắc bột vitamin C đệm lên gạc và bôi vào ổ răng đang chảy máu giúp làm chậm chảy máu. Rắc bột trực tiếp lên nướu đang chảy máu cũng có thể giúp cầm máu ở mô nướu cục bộ. Sau khi máu ngừng chảy, bệnh nhân được hướng dẫn ngậm một viên ngậm kẽm trong miệng. Điều này giúp phát triển khối máu đông hình thành dọc theo bề mặt bên trong nướu trong vòng ba phút.
Cách thực hiện: Đảm bảo sử dụng bột vitamin C nguyên chất, không pha đường hay hương liệu. Rắc bột trực tiếp lên nướu đang chảy máu, sau đó ngậm viên ngậm kẽm.
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT