Mặc dù những cuộc phẫu thuật luôn được lên kế hoạch kỹ càng và được thực hiện với mục đích tốt, trên thực tế, phẫu thuật bao gồm việc cắt qua lớp da và tác động vào bên trong cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng với điều này, tương tự như khi bạn vô tình bị đứt tay hoặc té ngã.
Thông thường, bác sĩ có thể trao đổi với bệnh nhân về những điều có khả năng xảy ra sau khi phẫu thuật. Đôi khi, biến chứng – những tình trạng hoặc phản ứng không bình thường trong quá trình phẫu thuật – cũng có thể xảy ra. Trong khi những biến chứng phổ biến nhất thường không nghiêm trọng, một số biến chứng, chẳng hạn như khối máu đông, có thể trở nên nguy hiểm. Ngoài ra, những biến chứng này có khả năng sẽ làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể.
Hãy chú ý đến những phản ứng bên trong cơ thể và cảm giác của bạn vào khoảng thời gian vài tuần sau khi phẫu thuật. Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường hoặc cảm thấy không ổn, hãy liên hệ với bác sĩ.
Dưới đây là một số biến chứng thường gặp sau phẫu thuật.
Đau
Hầu hết tất cả mọi người đều sẽ cảm thấy đau sau phẫu thuật. Mức độ đau thường sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật được thực hiện và sức khỏe của bạn trước khi phẫu thuật.
Nhiều thủ thuật hiện đại ít xâm lấn hơn, dẫn đến đau ít hơn và phục hồi nhanh hơn. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát cơn đau trong và sau phẫu thuật. Hãy trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn và những phương pháp tốt nhất trước khi phẫu thuật.
Khi cơn đau được kiểm soát tốt, cơ thể sẽ sẵn sàng di chuyển và hoạt động lại. điều này là chìa khóa giúp bạn trở lại với những thói quen hàng ngày. Bạn cũng sẽ ít có khả năng xuất hiện những biến chứng như khối máu đông hoặc viêm phổi.
Phản ứng với thuốc mê
Khi tỉnh lại sau khi phẫu thuật có gây mê, bạn có thể xuất hiện những triệu chứng như::
Tuy vậy, những triệu chứng này thường không kéo dài.
Phản ứng nghiêm trọng với thuốc mê là rất hiếm, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Đối với một số người, tình trạng nhầm lẫn và mất trí nhớ có thể kéo dài đến một tuần. Một số người thậm chí có nguy cơ mất trí nhớ lâu dài. Trao đổi với bác sĩ về những rủi ro này trong trường hợp có các vấn đề sức khỏe như:
Vấn đề về hô hấp
Việc gây mê cản trở hoạt động thở bình thường và kìm hãm nhu cầu ho của cơ thể. Sau khi phẫu thuật ngực hoặc bụng, bệnh nhân có thể đau khi hít thở sâu. Nguyên nhân có thể là do chất nhầy tích tụ trong phổi.
Tuy rằng các triệu chứng thường không rõ ràng, nhưng nếu một phần phổi bị ảnh hưởng dẫn đến hoạt động không bình thường, có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
Để ngăn ngừa tình trạng phổi bị xẹp sau gây mê, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng một thiết bị gọi là phế dung kế khuyến khích. Thiết bị này đo hơi thở của bệnh nhân và giúp bệnh nhân thực hành hít thở chậm, sâu.
Hãy cố gắng đứng dậy và di chuyển xung quanh phòng càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật. Cố gắng ho để giúp làm sạch chất dịch tích tụ trong phổi và giúp phổi hoạt động bình thường trở lại.
Nhiễm trùng
Hầu hết tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật là không nghiêm trọng và thường chỉ ảnh hưởng đến vùng da xung quanh vị trí phẫu thuật. Nhiễm trùng có thể làm chậm quá trình lành thương. Tuy nhiên, đôi khi nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng.
Hãy chú ý đến những triệu chứng:
Trên thực tế, có ít hơn 3 trong số 100 người sẽ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật. Tuy vậy, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên trong những trường hợp bệnh nhân là: người lớn tuổi, thường xuyên hút thuốc, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn khi phẫu thuật khẩn cấp hoặc phẫu thuật kéo dài trong nhiều giờ.
Bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác cần khử khuẩn tay và tất cả các dụng cụ, thiết bị được sử dụng trong và sau cuộc phẫu thuật. Trong thời gian hồi phục, hãy tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết mổ đúng cách.
Vấn đề về bài tiết
Một số phương pháp gây mê có thể khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiểu tiện. Khi đó, bác sĩ có thể cần đặt một ống nhỏ gọi là ống thông tiểu vào niệu đạo nhằm giúp bệnh nhân đưa nước tiểu ra khỏi bàng quang. Thông thường đây là một vấn đề ngắn hạn, nhưng vẫn có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc tổn thương bàng quang nếu không được điều trị.
Táo bón cũng là một tình trạng phổ biến sau phẫu thuật. Việc gây mê trong quá trình phẫu thuật có thể gây ra tình trạng này. Ngoài ra, một số loại thuốc giảm đau, thay đổi chế độ ăn uống hoặc nằm trên giường trong một thời gian dài cũng có thể là các nguyên nhân gây táo bón.
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhuận tràng hoặc chất làm mềm phân nhằm giải quyết tình trạng táo bón. Uống đủ nước và di chuyển xung quanh khi bác sĩ cho phép có thể giúp giảm các triệu chứng táo bón.
Khối máu đông
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể là một vấn đề, đặc biệt là sau phẫu thuật hông hoặc chân. Đây là một khối máu đông nằm trong tĩnh mạch sâu bên trong đùi hoặc bụng. tình trạng này có thể khiến chân sưng, đỏ và đau, hoặc có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
DVT có thể nguy hiểm do nếu khối máu đông bị vỡ thành những khối máu nhỏ tự do, nó có thể di chuyển đến phổi và chặn lưu lượng máu. Tình trạng này được gọi là thuyên tắc phổi. Các triệu chứng bao gồm:
Thông thường, đây là những dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhận thấy, và đây được xem là một trường hợp cấp cứu y tế.
Một khối máu đông có nhiều khả năng hình thành trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Phương pháp tốt nhất để tránh hình thành khối máu đông là di chuyển càng sớm càng tốt. Ngay cả việc nâng chân đơn giản trên giường cũng có thể tăng cường lưu thông máu và giảm nguy cơ DVT.
Vận động sớm sau mổ mang lại nhiều lợi ích
Mất cơ bắp
Trên thực tế, cơ bắp sẽ không yếu đi sau vài ngày nghỉ ngơi thông thường. tuy vậy, Ngay cả những người trưởng thành khỏe mạnh cũng mất khoảng 1% cơ bắp mỗi một ngày nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường. Đối với người lớn tuổi, con số này lên đến 5% mỗi ngày.
Cơ thể càng yếu sẽ càng mất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, hãy ngồi dậy và di chuyển khi bạn có thể. Ra khỏi giường và đi bộ nhẹ nhàng quanh phòng ngay khi bác sĩ cho phép. Ăn những thực phẩm bổ dưỡng để giúp cơ thể hồi phục, hạn chế việc mất cơ đồng thời tái tạo những cơ bắp đã bị mất.
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT