Chấn thương và một số tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến chảy máu. Mặc dù việc chảy máu có thể gây lo lắng và thậm chí sợ hãi, nhưng chảy máu có thể giúp chữa lành vết thương. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu về cách sơ cứu các sự cố gây chảy máu thông thường như đứt tay, vết cắt và chảy máu cam, cũng như khi nào cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Trường hợp khẩn cấp
Trước khi bắt đầu sơ cứu và điều trị chấn thương, bạn nên xác định mức độ nghiêm trọng của vết thương. Trong đó, có một số tình huống mà bạn không nên cố gắng thực hiện bất kỳ hình thức sơ cứu nào. Nếu bạn nghi ngờ có chảy máu trong hoặc có dị vật bám vào xung quanh vị trí vết thương, hãy gọi ngay dịch vụ cấp cứu tại địa phương.
Chảy máu từ động mạch sẽ khẩn cấp hơn, cần có sự trợ giúp y tế
Đồng thời, cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức trong những trường hợp sau:
Nếu một người bị chảy máu nhiều, hãy cảnh giác với các triệu chứng sốc. Theo Mayo Clinic, da lạnh, ẩm, mạch yếu và mất ý thức đều có thể là dấu hiệu cho thấy một người sắp bị sốc do mất máu. Ngay cả trong trường hợp mất máu vừa phải, người bị chảy máu vẫn có thể cảm thấy choáng váng hoặc buồn nôn.
Nếu có thể, hãy để người bị thương nằm trên sàn trong thời gian chờ chăm sóc y tế. Đồng thời, hãy giúp họ nâng chân lên cao hơn tim. Điều này sẽ giúp máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng trong khi chờ đợi sự giúp đỡ. Giữ áp lực trực tiếp liên tục lên vết thương cho đến khi có sự trợ giúp.
Vết cắt và vết thương
Khi da bạn bị cắt hoặc đứt, da bắt đầu chảy máu. Điều này là do các mạch máu trong khu vực này bị tổn thương. Cơ thể chảy máu nhằm mục đích giúp làm sạch vết thương. Tuy nhiên, chảy máu quá nhiều có thể khiến cơ thể bị sốc.
Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết cắt hoặc vết thương dựa trên lượng máu chảy đôi khi gặp nhiều khó khăn và không chính xác. Một số vết thương nghiêm trọng chảy máu rất ít. Mặt khác, những vết cắt trên đầu, mặt, miệng có thể chảy nhiều máu vì những vùng này có nhiều mạch máu.
Vết thương ở bụng và ngực có thể khá nghiêm trọng do những vết thương này có khả năng gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng, gây chảy máu trong và sốt cao. Vết thương ở bụng và ngực được coi là trường hợp khẩn cấp và bạn nên gọi trợ giúp y tế ngay lập tức. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng sốc cùng với:
Một bộ dụng cụ sơ cứu tại nhà có thể hỗ trợ tốt trong việc cầm máu. Bạn nên chuẩn bị những vật dụng sau phòng trường hợp có thể cần phải sử dụng để băng vết thương:
Nước muối sinh lý cũng có thể hữu ích để loại bỏ các mảnh vụn hoặc bụi bẩn khỏi vết thương mà không cần chạm vào. Xịt thuốc sát trùng tại vị trí vết thương có thể giúp cầm máu và đồng thời làm giảm nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng.
Trong những ngày sau chấn thương, hãy chú ý để đảm bảo rằng vết thương đang hồi phục đúng cách. Nếu vết thương ngày càng lớn hoặc lớp băng bao quanh vết thương xuất hiện những vết đỏ thì có thể vết thương đã bị nhiễm trùng. Chất lỏng đục hoặc mủ chảy ra từ vết thương cũng là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Nếu người bị thương xuất hiện triệu chứng sốt hoặc bắt đầu đau trở lại, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Những bước sơ cứu nên thực hiện:
Những việc cần tránh trong khi sơ cứu
Không loại bỏ dị vật nếu nó dính chặt hoặc đâm xuyên vào một bộ phận của cơ thể.
Đừng cố gắng làm sạch vết thương lớn.
Khi băng lần đầu tiên, đừng tháo băng ra để nhìn vào vết thương. Việc này có thể khiến vết thương chảy máu trở lại.
Chấn thương nhẹ
Đôi khi những vết thương nhỏ không gây đau có thể chảy máu rất nhiều. Các vết xước do cạo râu, vết thương do ngã xe đạp và thậm chí là bị kim khâu đâm vào ngón tay đều có thể dẫn đến chảy máu nhiều. Đối với những vết thương nhỏ này, bạn vẫn cần cầm máu cho vết thương. Băng tiệt trùng hoặc băng cá nhân, thuốc xịt sát trùng và thuốc đỏ đều có thể hữu ích trong việc điều trị những vết thương này và ngăn ngừa nhiễm trùng trong tương lai.
Ngay cả với một vết cắt nhỏ, động mạch hoặc mạch máu vẫn có thể bị tổn thương. Nếu vết thương vẫn chảy máu sau 20 phút, Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Đừng bỏ qua những vết thương này chỉ vì nó nhỏ hoặc không đau.
Chảy máu cam
Chảy máu camlà tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Hầu hết các trường hợp chảy máu cam không nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu cam ở người lớn có thể liên quan đến huyết áp cao hoặc xơ cứng động mạch, đồng thời việc ngăn chặn có thể khó khăn hơn.
Chuẩn bị sẵn khăn giấy trong hộp sơ cứu, cùng với thuốc xịt mũi bôi ngoài da (chẳng hạn như Sinex hoặc Afrin), sẽ giúp bạn sơ cứu khi bị chảy máu cam.
Các bước sơ cứu khi bị chảy máu cam
Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp khi chảy máu cam nếu chảy máu không ngừng hoặc nếu chảy máu cam có liên quan đến ngã hoặc chấn thương. Mũi có thể đã bị gãy trong một chấn thương. Chảy máu cam tái diễn có thể là triệu chứng của bệnh gì đó nghiêm trọng hơn, vì vậy hãy báo cho bác sĩ nếu bạn bị chảy máu cam thường xuyên.
Với các trường hợp chảy máu khác
Tại nhà hoặc hiện trường rất khó để xử trí các trường hợp chảy máu như nôn ra máu, tiểu ra máu, chảy máu âm đạo, chảy máu trong ổ bụng, trong phổi, trong não … Vì vậy, trong các trường hợp này người trợ giúp cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.
Kết luận
Bất kỳ tình huống nào liên quan đến việc chảy máu đều có thể gây sợ hãi và căng thẳng. Hầu hết mọi người đều không muốn nhìn thấy máu. Tuy nhiên, việc giữ bình tĩnh và chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ sơ cứu có thể giúp chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cũng như sự chăm sóc ngay lập tức đối với bản thân và các thành viên trong gia đình. Hãy yêu cầu sự trợ giúp khẩn cấp trong những trường hợp chảy máu nghiêm trọng hoặc bất kỳ trường hợp nào.
Để đặt lịch khám tại Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt, Quý khách vui lòng bấm số hotline 19001042 hoặc đến khám trực tiếp tại 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, Đà Lạt để có sự trợ giúp nhanh nhất
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT