TẦM SOÁT LOÃNG XƯƠNG: ĐỐI TƯỢNG, QUY TRÌNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Loãng xương gây ra những thay đổi trong cấu trúc xương, làm suy giảm mật độ và chất lượng xương. Điều này khiến xương trở nên giòn hơn và dễ gãy hoặc nứt.
Việc tầm soát định kỳ bằng công nghệ hình ảnh chuyên dụng có thể giúp phát hiện loãng xương và áp dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Thời điểm tầm soát phụ thuộc vào nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm giới tính và độ tuổi.
Loãng xương được coi là một “căn bệnh thầm lặng” vì thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi gặp các vấn đề như gãy xương hoặc có dấu hiệu thay đổi tư thế.
Dưới đây là những thông tin cần thiết về loãng xương, phương pháp tầm soát và cách phòng ngừa.
Thống kê về loãng xương
Một nghiên cứu năm 2014 đã phân tích dữ liệu từ Khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (2005-2010) và số liệu điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, cung cấp một số thông tin quan trọng như:
Ai nên tầm soát loãng xương?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị tầm soát loãng xương cho phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, không có khuyến nghị cụ thể đối với nam giới.
Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên nên tầm soát Loãng xương
Các chuyên gia đề xuất tầm soát cho cả nam giới và phụ nữ có các yếu tố nguy cơ nhất định, bao gồm:
Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá những thay đổi gần đây về chiều cao và tư thế để xác định nguy cơ loãng xương.
Mặc dù các khuyến nghị dựa trên giới tính sinh học, nhưng giới tính và giới sinh học không hoàn toàn giống nhau. Người chuyển giới cũng có nguy cơ loãng xương, đặc biệt khi trải qua liệu pháp hormone hoặc phẫu thuật liên quan đến nội tiết tố. Do đó, cần tham vấn bác sĩ để xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp.
Quy trình tầm soát loãng xương
Có nhiều phương pháp hình ảnh khác nhau để tầm soát loãng xương, trong đó phổ biến nhất là phương pháp đo mật độ xương bằng tia X năng lượng kép (DEXA hoặc DXA).
Quy trình thực hiện DEXA:
Ngoài DEXA, một số phương pháp khác có thể được sử dụng bao gồm:
Ngoài ra, công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương FRAX cũng được sử dụng để ước tính nguy cơ loãng xương trong 10 năm dựa trên một bảng câu hỏi 12 yếu tố.
Phương pháp đo mật độ xương bằng tia X năng lượng kép (DEXA hoặc DXA).
Các phương pháp điều trị loãng xương
Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ mất xương được phát hiện qua kết quả tầm soát.
Thay đổi lối sống
Nếu loãng xương ở mức độ nhẹ, bác sĩ thường khuyến nghị điều chỉnh lối sống để cải thiện sức khỏe xương như:
Dùng thuốc điều trị
Nếu tình trạng loãng xương nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:
Phòng ngừa loãng xương
Có thể phòng ngừa loãng xương thông qua:
Kết luận
Loãng xương làm giảm mật độ và khối lượng xương, có thể dẫn đến gãy xương nghiêm trọng. Phụ nữ trên 65 tuổi và những người có yếu tố nguy cơ nên thực hiện tầm soát để phát hiện sớm.
Việc bổ sung canxi, duy trì vận động thường xuyên và tránh các thói quen không lành mạnh có thể giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Kiểm tra bằng DEXA là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất giúp ngăn ngừa biến chứng.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT