Khớp vai thực hiện nhiều động tác cho toàn bộ hoạt động của chi trên, là khớp di động nhiều nhất trên cơ thể nên rất dễ gặp chấn thương. Nguyên nhân gây trật khớp thường thấy nhất do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng, đưa ra sau, và xoay ngoài.
Trật khớp vai thường gặp ở người lớn, trẻ, khỏe chiếm khoảng 50 – 60 % tổng số trật khớp.
- Triệu chứng trật khớp vai
Các triệu chứng trật khớp vai bao gồm:
Xuất hiện các cơn đau, vận động khớp vai với biên độ giảm hoặc mất hoàn toàn, không cử động được.
Cánh tay dạng 30 – 40 độ xoay ra ngoài.
Cơn đau có thể trở nên dữ dội khi các cơ bắp ở vai bị co thắt,
Có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường, vai bị trật biến dạng khác so với vai lành.
Ở vùng vai – cánh tay bị bầm tím, sưng, hoặc có triệu chứng tê, yếu.
- Nguyên nhân gây ra trật khớp vai
- Tai nạn giao thông: Một tai nạn khi đang tham gia giao thông là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra trật khớp vai
- Tai nạn lao động: Những công việc lao động nặng, phải nâng, bê, vác, gánh những đồ vật bằng cổ vai gáy sẽ có nguy cơ trật khớp vai cao
- Chấn thương gặp phải khi luyện tập thể dục, thể thao: Các môn thể thao mang tính đối kháng cao như như bóng đá, bóng chuyền, vật, khúc côn cầu rất dễ gây trật khớp vai; các môn thể thao mạo hiểm rất dễ té ngã như xe đạp địa hình, trượt tuyết đổ đèo, lướt ván, patin,…
- Té ngã: Vấp ngã khi chạy nhảy, nô đùa thường hay gặp ở trẻ em, bạn có thể bị ngã từ cầu thang xuống hoặc khi sàn nhà trơn trượt. Đặc biệt những người cao tuổi nên cẩn thận tránh bị ngã trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Phương pháp điều trị trật khớp vai
- Một số phương pháp điều trị bệnh trật khớp vai:
- Nắn lại vai: Bác sĩ có thể thử một số thao tác nhẹ nhàng để giúp xương vai trở lại vị trí thích hợp. Tùy thuộc vào cường độ đau và sưng, bạn sẽ được bác sỹ chỉ định dùng thuốc giãn cơ hoặc thuốc an thần. Khi xương vai trở lại vị trí ban đầu, triệu chứng sẽ cải thiện ngay lập tức.
-
- Phẫu thuật: Bạn có thể sẽ phải phẫu thuật nếu một khớp vai hay dây chằng yếu và có xu hướng mắc lại trật khớp vai dù đã phục hồi và tăng cường chức năng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bạn cần phải tiến hành phẫu thuật nếu dây thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương.
- Cố định: Bác sĩ có thể sử dụng một thanh nẹp đặc biệt hoặc băng đeo để giữ vai ổn định từ một vài ngày đến ba tuần. Thời gian đeo nẹp hoặc băng bột phụ thuộc vào tình trạng trật khớp vai và bạn bắt đầu mang nẹp khi nào.
- Thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ để giúp cho bạn cảm thấy thoải mái trong khi lành vai.
- Phục hồi chức năng: Sau khi nẹp vai hoặc gỡ bỏ băng đeo, bạn sẽ bắt đầu chương trình phục hồi dần dần để khôi phục lại khả năng vận động, sức lực và sự ổn định cho khớp vai.
Nếu tình trạng bệnh khá đơn giản và không ảnh hưởng dây thần kinh lớn hoặc tổn thương mô, khớp vai có thể sẽ cải thiện trong một vài tuần, nhưng bạn sẽ có nguy cơ cao bị trật khớp trong tương lai. Nếu bạn vận động lại quá sớm sau khi bị trật khớp cũng có thể làm tổn thương khớp vai hoặc trật khớp lần nữa.
Nguồn: BS Phan Thanh Hải.
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt
Hotline: 19001042
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT