Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.
Nhiều người bị nhiễm bệnh viêm gan B này thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.
Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.” Theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 20 tới 30% trong số 1.25 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính đã mắc bệnh trong thời thơ ấu.
Bệnh viên gan B ảnh hưởng như thế nào?
Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số người bị tổn thương gan do bệnh viêm gan B, đặc biệt là nếu họ đã mắc bệnh trong nhiều năm hoặc hàng chục năm.
Khoảng một phần tư số người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm gan B có thể gây ung thư gan và suy gan.
Bệnh viêm gan B lây lan như thế nào?
Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, điều đó có nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những người mắc bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm HBV xâm nhập vào cơ thể của quy vị qua vết cắt hoặc chỗ hở khác, rất dễ có nguy cơ mắc bệnh.
HBV là loại siêu vi sống rất dai; thậm chí chúng còn có thể sống trong máu khô trong nhiều ngày! Chính vì vậy rất dễ nhiễm HBV nếu bạn sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ với một người đã nhiễm bệnh hoặc nếu máu hoặc chất dịch cơ thể có siêu vi HBV đã tiếp xúc với một vết thương hở miệng hoặc da bị bong.
Chính vì vậy những em bé sinh ra đã có mẹ mắc bệnh, dễ có nguy cơ mắc bệnh vì các em tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người mẹ trong khi sinh.
HBV cũng lây lan dễ dàng qua dụng cụ y tế, ví dụ như kim tiêm và ống tiêm sử dụng lại hoặc không tiệt trùng đúng cách. HBV cũng có thể lây lan qua lượng máu nhỏ trong dụng cụ chích ma túy, cottons, và các dụng cụ khác được dùng để chích ma túy.
Các vật dụng khác tiếp xúc với máu và có thể làm lây lan siêu vi là dao cạo râu, bông tai hoặc bàn chải đánh răng, và các dụng cụ để xăm mình và xâu khuyên trên người.
Những triệu chứng viêm gan B không thể bỏ qua:
Bệnh viêm gan B có rất ít triệu chứng, đặc biệt viêm gan B giai đoạn đầu triệu chứng rất mơ hồ, dễ nhầm với bệnh khác, người bệnh thường tình cờ phát hiện ra khi kiểm tra sức khỏe hoặc đi hiến máu.
Ở thể lành mang virus hoặc thể ngủ yên thường không có triệu chứng. Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng để tránh bỏ qua giai đoạn vàng điều trị và quan trọng hơn không để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Dưới đây là một số triệu chứng viêm gan B thường gặp:
Biến chứng không lường của bệnh viêm gan B
Nếu không điều trị kịp thời, viêm gan B có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
Cách ngừa bệnh viêm gan B
Có một loại Vắc xin rất an toàn và hiệu quả, có thể ngừa bệnh viêm gan B. Loại vắc xin này được cho dùng theo đợt ba mũi chích ngừa. Các viên chức y tế khuyến cáo nên chích ngừa loại vắc xin này cho trẻ sơ sinh khi ra đời, và tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên đều nên đi chủng ngừa. Họ cũng khuyến cáo rằng những người lớn dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B do công việc hoặc tiếp xúc với người bạn tình hoặc người nhà đã mắc bệnh đều nên đi chủng ngừa.
Nhờ có chủng ngừa, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B mãn tính tại Hoa Kỳ đã giảm 78% trong 15 năm qua. Tuy nhiên, bệnh HBV vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người lớn không đi chủng ngừa, số người này chiếm 95% trong số khoảng 51,000 trường hợp mới mắc bệnh HBV trong năm 2005. Chính vì vậy việc người lớn đi chủng ngừa là rất quan trọng.
Ngoài chủng ngừa, chúng ta còn có thể ngừa HBV bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt:
Người bệnh cần bỏ ngày các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya.
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều chất bảo quản để tránh tăng áp lực cho gan.
Tập luyện thể dục thể thao điều độ, vừa sức tuy không thải trừ được virus nhưng giúp người bệnh nâng cao thể trạng sức khỏe.
Sử dụng các thuốc tây chuyển hóa tại gan như Paracetamol cần hỏi ý kiến bác sỹ.
Nguồn: Sưu tầm
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT