Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh suy giáp là sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp hàng ngày. Tất nhiên, thuốc thường đi kèm với tác dụng phụ và việc quên uống thuốc có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Trong một số trường hợp, các phương pháp điều trị tự nhiên có thể gây ra ít tác dụng phụ hơn và phù hợp với lối sống tổng thể của bạn.
Phương pháp tự nhiên
Mục tiêu của các phương pháp tự nhiên hoặc thuốc thay thế là nhằm khắc phục nguyên nhân gốc rễ gây ra các vấn đề về tuyến giáp. Những vấn đề này đôi khi do những nguyên nhân sau:
Thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung các chất dinh dưỡng là hai cách mà bạn có thể áp dụng nhằm giúp ích cho tình trạng suy tuyến giáp của mình. Những lựa chọn này có thể có ít tác dụng phụ hơn so với dùng thuốc tuyến giáp.
Ngoài ra, dùng các loại thảo dược bổ sung để giúp giải quyết tình trạng tuyến giáp hoạt động kém có thể hữu ích cho những người không đáp ứng tốt với thuốc.
Hãy xem xét năm biện pháp tự nhiên sau đây để bổ sung hoặc thay thế cho kế hoạch điều trị của bạn.
Selen
Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), selen là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp.
Nhiều loại thực phẩm có chứa selen, bao gồm:
Viêm tuyến giáp (Hashimoto), do hệ miễn dịch của cơ thể tác động vào tuyến giáp, thường làm giảm nguồn cung cấp selen của cơ thể. Việc bổ sung nguyên tố vi lượng này đã được chứng minh là giúp cân bằng mức thyroxine, hay T4, ở một số người.
Cần trao đổi với bác sĩ về lượng selen phù hợp với bạn vì tình trạng bệnh của mỗi người có thể quyết định mức selen cần thiết khác nhau.
Chế độ ăn không đường
Đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
Tình trạng viêm có thể làm chậm quá trình chuyển đổi T4 thành triiodothyronine, hoặc T3, một loại hormone tuyến giáp khác. Điều này có thể dẫn đến việc các triệu chứng và tình trạng bệnh tuyến giáp trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, đường chỉ làm tăng mức năng lượng trong thời gian ngắn, do đó, loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp điều chỉnh mức năng lượng của bạn. Ngoài ra, loại bỏ đường khỏi chế độ ăn có thể giúp cải thiện mức độ căng thẳng và sức khoẻ của da.
Việc áp dụng chế độ ăn không đường có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, lợi ích đối với sức khỏe tuyến giáp mà chế độ ăn này mang lại là rất đáng ghi nhận.
Vitamin B
Hormone tuyến giáp thấp có thể ảnh hưởng đến mức vitamin B-12 của cơ thể bạn. Sử dụng bổ sung vitamin B-12 có thể giúp sửa chữa một số tổn thương mà bệnh suy giáp gây ra.
Vitamin B-12 có thể giúp giảm tình trạng mệt mỏi do bệnh tuyến giáp gây nên. Bệnh cũng ảnh hưởng đến mức vitamin B-1 của bạn. Bạn có thể bổ sung thêm vitamin B vào chế độ ăn uống của mình bằng các loại thực phẩm sau:
Vitamin B-12 thường an toàn đối với hầu hết những người khỏe mạnh ở mức khuyến nghị. Hãy trao đổi với bác sĩ về lượng vitamin B-12 có thể phù hợp với bạn.
Men vi sinh
Theo NIH, nhu động ruột (GI) thay đổi thường thấy ở bệnh suy giáp có thể gây ra sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột (SIBO) và dẫn đến các triệu chứng GI mãn tính, chẳng hạn như tiêu chảy.
Các chất bổ sung men vi sinh có chứa vi khuẩn có lợi có thể giúp giữ cho dạ dày và ruột khỏe mạnh.
Bên cạnh các dạng bổ sung, thực phẩm và đồ uống lên men, chẳng hạn như kefir, kombucha, một số loại pho mát và sữa chua có chứa men vi sinh hữu ích.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã không phê duyệt việc sử dụng men vi sinh để phòng ngừa hoặc điều trị bất kỳ tình trạng nào. Trao đổi với bác sĩ để xem liệu những chất bổ sung này có thể giúp ích cho bạn hay không.
Chế độ ăn không chứa gluten
Theo Tổ chức Quốc gia về Nhận thức Celiac, một số lượng đáng kể những người mắc bệnh tuyến giáp cũng mắc bệnh Celiac.
Bệnh Celiac là một chứng rối loạn tiêu hóa trong đó gluten kích hoạt phản ứng miễn dịch trong ruột non.
Nghiên cứu hiện không hỗ trợ chế độ ăn không có gluten để điều trị bệnh tuyến giáp.
Tuy nhiên, nhiều người bị viêm tuyến giáp Hashimoto và suy giáp cảm thấy tình trạng bệnh được cải thiện sau khi loại bỏ lúa mì và các thực phẩm chứa gluten khác khỏi chế độ ăn uống của họ.
Tuy nhiiên, có một số nhược điểm khi áp dụng chế độ ăn không chứa gluten. Thứ nhất, chi phí mua thực phẩm không chứa gluten thường cao hơn nhiều so với thực phẩm có chứa lúa mì.
Ngoài ra, một số thực phẩm đóng gói sẵn, không chứa gluten cũng không tốt cho sức khỏe. Đó là bởi vì những thực phẩm này có thể có hàm lượng chất béo cao hơn và ít chất xơ hơn so với các sản phẩm có chứa lúa mì.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT