Bạn có biết rằng, bệnh tật luôn có thể rình rập trong cơ thể bạn bất kể mọi lúc và nếu không chú ý tìm ra bệnh ngay từ sớm thì có thể kéo theo những biến chứng tai hại về sau. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy học cách nhận biết các dấu hiệu bất thường trên cơ thể để biết được sức khỏe mình đang ở trạng thái nào, từ đó có hướng điều trị kịp thời nếu gặp phải.
Nếu bạn không ăn kiêng hoặc tập luyện nặng nhưng vẫn bị giảm cân đáng kể (trên 5 kg trong vòng 6 -12 tháng hoặc ít hơn), bạn cần đi kiểm tra vì giảm cân đột ngột là dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường, cường giáp, bệnh lao và thậm chí là ung thư.
Đau nửa đầu và đau đầu liên quan tới công việc khá phổ biến và thường có xu hướng giảm khi bạn thư giãn, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đau đầu thường xuyên có thể là một tình trạng nghiêm trọng vì có thể do huyết áp cao, đột quỵ, viêm màng não, chảy máu trong hoặc hậu quả của chấn thương ở đầu.
Ngáp thường do thiếu ngủ, mệt mỏi, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như suy gan, động kinh, bệnh xơ cứng rải rác, khối u não, đột quỵ.
Mọi người đều cảm thấy mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và cảm giác này thường biến mất sau khi được nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi trong thời gian dài, đó có thể là do thiếu máu, trầm cảm hoặc bệnh tim không được chẩn đoán.
Nếu bạn bị khó thở ngay cả khi đi bộ cần phải quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc biến chứng hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc viêm phế quản.
Hầu hết phụ nữ phàn nàn về rụng tóc nhưng ít người đi khám để tìm nguyên nhân chính xác. Trong một số trường hợp rụng tóc quá nhiều có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang, thiếu máu, các bệnh tự miễn hoặc bệnh tuyến giáp.
Đau nhức cơ thể liên tục cần được chú ý đặc biệt và không nên bỏ qua vì nó có thể là dấu hiệu của đau xơ cơ, hội chứng mệt mỏi mãn tính, thoái hóa khớp, quá căng thẳng và tổn thương thần kinh. Theo nghiên cứu trên tờ American Journal of Clinical Nutrition, đau cơ thể cũng là dấu hiệu thiếu vitamin D.
Nếu bạn làm việc máy tính cả ngày dài và bị tê các ngón tay, đó có thể là dấu hiệu hội chứng ống cổ tay. Thậm chí, các bệnh tiểu đường không kiểm soát, động kinh, suy giáp và bệnh xơ cứng rải rác cũng gây tê ở tay và chân.
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt và choáng váng thường xuyên, bạn nên cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu của huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim, hạ đường huyết và bệnh lý thần kinh thực vật.
Chướng bụng có thể là do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh loét dạ dày. Trong những trường hợp hiếm, nó có thể là cảnh báo sớm của ung thư buồng trứng.
Khi nhận thấy bàn chân của mình có màu hồng, kèm theo đó là làn da mỏng và nhăn nheo thì bạn nên làm các xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu của mình. Bởi đây là một triệu chứng đang ngầm cảnh báo quá trình trao đổi chất của bạn có vấn đề, trong đó có cả bệnh tiểu đường.
Nếu phát hiện ra lông mày có độ thưa mỏng, thì nên chú ý đi khám bác sĩ và kiểm tra tuyến giáp của bạn. Nhiều khả năng, đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh suy giáp.
Dù cho bạn vốn đã có làn da trắng mịn, không bị kích ứng, ngứa ngáy thì khi gặp phải tình trạng các ngón chân sưng phù lên cũng cần chủ động đi khám ngay. Đây có thể là một triệu chứng báo hiệu bệnh viêm khớp, vẩy nến… mà bạn cần đặc biệt lưu ý.
Gặp phải tình trạng chán ăn và cân nặng ngày càng giảm xuống là khi cơ thể báo động quá trình chuyển hóa của bạn đang bị rối loạn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có hiện tượng trào ngược axit thì đây cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Thường xuyên ngứa và gãi cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trước khi tới gặp bác sĩ thì bạn nên kiểm tra các chỗ ngứa của mình trước. Bởi ngứa có thể là do côn trùng cắn hoặc phản ứng dị ứng với kem dưỡng da mới, đôi khi cũng có thể là do mặc quần áo có lớp vải kém chất lượng.
Và nếu không có lý do nào trong số này gây ra tình trạng ngứa thì đã đến lúc bạn cần tới phòng khám da để được chẩn đoán đúng bệnh.
Khi phát hiện thấy móng tay của mình đang thay đổi hình dạng và trở nên dày, to hơn thì có thể là tim của bạn đang gặp vấn đề. Thế nhưng, móng tay có hình dạng thay đổi bất thường cũng có thể là một dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau đang diễn ra trong cơ thể bạn. Do đó, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe rõ ràng để biết cơ thể mình đang có vấn đề gì.
Vừa uống nước đã vào nhà vệ sinh, số lần đi tiểu rõ ràng nhiều hơn những người khác.Nếu không phải vì uống nhiều nước thì nên đến khoa tiết niệu để kiểm tra. Sau khi uống nước vào nhà vệ sinh là bình thường, tuy nhiên có một vài người vừa mới uống nước là lập tức vào nhà vệ sinh, xem ra rất vội. Đối với trường hợp này, nguyên nhân có rất nhiều, có thể là do chỉ đơn thuần uống quá nhiều nước, cũng có thể là yếu tố tinh thần, chỉ là thói quen đi tiểu trước khi ngủ hoặc ban ngày. Điều này chúng ta có thể tự mình điều chỉnh, ví dụ như uống nước chậm hơn, uống lượng ít một và chia ra uống nhiều lần.
Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, bệnh tiền liệt tuyến, bệnh thận, viêm nhiễm đường niệu đạo, dung lượng bàng quang chức năng giảm… cũng sẽ xuất hiện hiện tượng này, nếu đồng thời kèm theo đau buốt khi tiểu, tiểu són… thì nên đến khoa tiết niệu kiểm tra.
Vừa nằm xuống chưa đầy mấy phút đã vang lên tiếng ngáy, xem ra đã ngủ rất sâu. Chuyên gia khuyến cáo: chứng ngưng thở hoặc do não thiếu ô-xy. Theo báo cáo của trang web “Khoa học hàng ngày” của Mỹ, nghiên cứu của ĐH Moree tại Mỹ chứng minh: trong những người ngủ nhanh có một nhóm mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Chủ nhiệm khoa nội đông y kết hợp của học viện Đông Y học Trung Quốc, ông Dương Quốc Hoa giải thích, vừa nằm đã chìm vào giấc ngủ, mấy phút sau liền ngáy, những người như thế thường bị thiếu máu, thiếu ôxy não. Ban đêm không ngủ được, ban ngày cũng dễ buồn ngủ, mệt mỏi, không những ảnh hưởng công việc mà còn dẫn đến các bệnh tim mạch, thậm chí đột tử.
Vừa mới đói là tim loạn nhịp, hoa mắt, ra mồ hôi lạnh, toàn thân không có sức, giống như bị thiếu hụt hơi.. chuyên gia khuyến cáo bạn nên kiểm tra gan, mật, dạ dày, đường ruột, thận v.v… Chúng ta cảm thấy đói là vì nồng độ đường huyết trong cơ thể thấp, thế là bụng kêu “ lách cách”, báo hiệu nên nhanh chóng bổ sung thực phẩm. Nếu không cơ thể sẽ phân giải đường tích trữ để bổ sung đường huyết, lúc này sẽ không còn cảm thấy đói nữa.
Nhưng cũng có người vừa đói là có cảm giác tim đập loạn xạ, khó chịu, mặc dù vẫn là do nguyên nhân đường huyết thấp, nhưng có khả năng là cơ thể có vấn đề.
Chủ nhiệm Dương Quốc Hoa giải thích, ví dụ nếu chức năng gan không bình thường, có thể glycogen phân giải không bình thường, cũng có thể là vấn đề của hệ thống tiêu hóa… cho nên nên kiểm tra gan, mật (kiểm tra máu), dạ dày, đường huyết (nội soi dạ dày), thận (nước tiểu). Nếu toàn thân mất sức, thiếu lực cũng có thể là bệnh tiểu đường.
Tín hiệu cảnh báo: Mỗi trận mưa đến thì xuất hiện lưng eo đau, nhức mỏi, toàn thân mất sức. Có thể là do dấu hiệu dự báo của viêm khớp, không kịp thời chữa trị hoặc có thể dẫn đến viêm cơ tim, viêm thận v.v… Trời sắp mưa, lưng eo không thoải mái, khớp cũng sưng vù lên, chờ cho đến khi mặt trời xuất hiện thì những triệu chứng này mới hết, bệnh này “dự báo thời tiết” rất chuẩn xác.
Chủ nhiệm khoa miễn dịch bệnh viện Đồng Tế thuộc đại học Đồng Tế Thượng Hải, ông Thang Kiến Bình cho biết, ngoài nhân tố bị lạnh, cần kiểm tra viêm khớp dạng phong thấp, viêm khớp xương, chứng loãng xương…. Loại bệnh này nếu không kịp thời chữa trị thậm chí dẫn đến viêm cơ tim, viêm thận.
Lo lắng không chỉ là triệu chứng của bệnh tim mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác. Nhồi máu cơ tim có thể gây ra sự lo lắng quá mức và cảm giác sợ chết.
Nếu bạn cảm thấy khó thở như có vật gì đó đè nén ngực hoặc gặp khó khăn khi hít thở sâu, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để nhận được tư vấn và tìm nguyên nhân. Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi phải gắng sức hoặc không. Để phân biệt bệnh tim với bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi bạn nằm xuống hoặc đi ngủ. Khó thở cũng có khi xảy ra vào ban đêm,lúc bạn đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.
Đau ngực là triệu chứng thường gặp của bệnh tim (nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ), đây là triệu chứng kinh điển của nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp nhồi máu cơ tim đều gây ra đau ngực, và ngược lại đau ngực có thể do nguyên nhân từ bệnh ngoài tim, như bệnh của phổi, thành ngực, tiêu hóa…
Đau ngực do tim thường có đặc điểm: đau thường ở giữa ngực, sau xương ức, có thể hơi lệch sang trái một ít. Nhiều khi chỉ là cảm giác nặng ở ngực giống “voi đè”, cảm giác ép khó chịu, thắt chặt hoặc đầy ở ngực.
Xuất hiện các triệu chứng đau vai tay trái dễ làm bạn liên tường tới các bệnh về xương khớp, nhưng các bệnh lý mạch vành cũng có thể gây nhứng triệu chứng đau như thế. Cảm giác đau, ran ran lan từ ngực xuống cánh tay, ngón tay, vùng cổ, cả hai bên bả vai. Chính vì lý do này, nhiều bệnh nhân không hề mảy may nghi ngờ gì về các bệnh tim mạch, để sau một thời gian, triệu chứng ngày càng diễn tiến với tần suất và cường độ tăng dần, đi khám thì bệnh đã kéo dài một thời gian, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây trụy tim. Huyết áp cao kéo dài gây hại cho động mạch, khiến mảng bám tích tụ ở thành động mạch.
Mọi người thường chỉ nhận ra huyết áp cao khi chỉ số đã cao quá mức, nên người có nguy cơ nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Nếu bạn đời phải mua nút tai dùng và thậm chí con mèo nhà bạn phải đi tìm chốn ngủ thì đích thị bạn có vấn đề về tim. Do luồng không khí ở lồng ngực hạn chế dẫn đến những hơi thở đứt quãng gây ra vấn đề ngáy to. Sự nghẽn hơi thở thông thường là triệu chứng của các căn bệnh cao huyết áp và bệnh suy tim.
Cũng không ngoại lệ với các trường hợp trên, khi bị ho khan hay ho ra máu người ta thường tới khám tại các chuyên khoa tai mũi họng, thậm chí một số người lầm tưởng là lao phổi. Tuy nhiên, lao phổi khi ho sẽ không liên quan tới các hoạt động gắng sức, người ta sẽ tìm thấy các tổn thương phổi khi chụp X-quang, và kết quả là dương tính với các xét nghiệm tìm khuẩn lao.
Khi máu ở phổi không kịp về tim, tắc lại ở phổi làm giảm chức năng trao đổi khí của cơ tể. Máu ứ gây hiện tượng tăng tiết dịch trong phế quản, phế nang làm cho các nhung mao đường hô hấp chuyển động mạnh, tạo thành phản xạ ho. Máu bị ứ ở tĩnh mạch khí quản và các tế bào ở mạch máu phế nang bị tổn thương còn có thể gây ra hiện tượng ho ra máu hoặc bọt có màu hồng. Vậy nên, khi xuất hiện các cơn ho khan, ho ra máu kéo dài cũng không nên bỏ qua nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Bình thường, khi có cảm xúc lo lắng, hay gặp phải tình huống gay go, cảm giác hồi hộp thường xuất hiện. Tuy nhiên, cảm giác này xuất hiện ngay cả khi bạn tham gia các hoạt động cần phải gắng sức thì bạn nên lưu ý hơn với tiếng nói của “trái tim mình”. Ngoài ra, khi đang trong trạng thái bình thường, người bệnh đột nhiên ngất xỉu cũng rất đáng lo ngại. Đó có thể là do lượng máu lên não khoảng 50% so với bình thường. Tình trạng thiếu ô-xy đột ngột này là do tim không đảm bảo nhiệm vụ cung cấp máu dồi dào ô-xy lên não. Bệnh dễ bị lầm tưởng là do một vấn đề của hệ thần kinh. Bệnh nhân thường tỉnh lại nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi lạnh, mạch thường rối loạn hoặc nhanh hoặc chậm, mạch nhỏ, yếu. Bất cứ ở độ tuổi nào, khi đã bị ngất một lần, nên đi khám chuyên khoa tim mạch.
Trên đây là một vài dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình. Khi có một trong những dấu hiệu trên, hoặc có những dấu hiệu bất thường khác bạn nên nhanh chóng đến gặp Bác sĩ để có thể kiểm tra và điều trị kịp thời.
Để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất với các bác sỹ chuyên khoa, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trước theo HOTLINE 19001042 của Trung tâm.
Nguồn: (sưu tầm)
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT