Cholesterol là một loại chất béo lưu thông trong máu. Cơ thể tạo ra một số cholesterol và phần còn lại được tổng hợp từ các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.
Cơ thể cần một số cholesterol nhằm xây dựng tế bào khỏe mạnh và tạo ra các kích thích tố. Tuy vậy, khi lượng cholesterol tăng cao hơn so với mức bình thường sẽ tích tụ bên trong các động mạch và ngăn chặn lưu thông máu.
Tình trạng cholesterol cao không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ.
Có hai loại cholesterol:
Nếu mức LDL hoặc cholesterol toàn phần của bạn quá cao, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống và dùng thuốc để cải thiện tình trạng này.
Dưới đây là một số lời khuyên nhằm giúp đưa chỉ số cholesterol của bạn trở về phạm vi lành mạnh thông thường.
Yếu tố nguy cơ
Cholesterol cao có thể không phải là mối đe dọa duy nhất đối với sức khỏe tim mạch của bạn. Bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sau đây cũng có thể làm tăng khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ:
Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên, hãy trao đổi với bác sĩ về cách quản lý và điều trị các vấn đề trên.
Xác định mục tiêu
Trao đổi với bác sĩ về mục tiêu giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL đối với cá nhân bạn là bao nhiêu. Những chỉ số sau đây có thể được xem là lý tưởng:
Mức cholesterol mục tiêu của bạn có thể thấp hơn hoặc cao hơn tương đối tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và nguy cơ mắc bệnh tim.
Thay đổi chế độ ăn uống
Thực hiện một số thay đổi đối với chế độ ăn uống có thể giúp đưa các chỉ số cholesterol về mức khỏe mạnh. Cụ thể, hãy hoặc hạn chế thực phẩm có chứa các loại chất béo này:
Nhiều loại thực phẩm được liệt kê ở trên cũng có hàm lượng cholesterol cao, bao gồm thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa nguyên kem.
Mặt khác, một số loại thực phẩm có thể giúp giảm cholesterol LDL trực tiếp hoặc ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol. Những thực phẩm này bao gồm:
Tăng cường hoạt động thể chất
Đi bộ nhanh hoặc đạp xe mỗi ngày có thể tăng lượng cholesterol HDL, giúp loại bỏ lượng cholesterol LDL dư thừa ra khỏi cơ thể. Cố gắng tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.
Chất béo dư thừa xung quanh vùng bụng và eo có thể làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL. Giảm 10% trọng lượng cơ thể đã có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol của bạn. Áp dụng một chế độ ăn lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân, từ đó cải thiện chỉ số cholesterol của cơ thể.
Tăng cường hoạt động thể chất giúp đẩy lượng mỡ dư thừa ra khỏi cơ thể
Bỏ thuốc lá
Ngoài việc tăng nguy cơ ung thư và COPD, hút thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức cholesterol của bạn. Những người hút thuốc lá có xu hướng có mức cholesterol toàn phần cao, cholesterol LDL cao và mức cholesterol HDL thấp.
Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn và phương pháp giúp bỏ thuốc lá. Nếu bạn đã thử một vài phương pháp và không thành công, hãy trao đổi với bác sĩ về một chiến lược mới để giúp bạn bỏ được thuốc lá vĩnh viễn.
Thuốc
Sử dụng thuốc theo toa là một lựa chọn nếu việc thay đổi lối sống không cải thiện mức cholesterol của bạn.
Trao đổi với bác sĩ của bạn về các lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Các bác sĩ sẽ xem xét nguy cơ mắc bệnh tim và các yếu tố khác trước khi quyết định có chỉ định một trong những loại thuốc giảm cholesterol hay không.
Trao đổi với bác sĩ của bạn để lựa chọn thuốc phù hợp điều trị mỡ máu
Statin
Statin ức chế một hợp chất mà cơ thể cần để tạo ra cholesterol. Những loại thuốc này làm giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL:
Tác dụng phụ của statin có thể bao gồm:
Chất cô lập axit mật
Chất cô lập axit mật ngăn chặn axit mật trong dạ dày hấp thụ vào máu. Khi đó, để tạo ra nhiều chất tiêu hóa này, gan của bạn phải lấy cholesterol từ máu, làm giảm lượng cholesterol hấp thụ.
Những loại thuốc này bao gồm:
Tác dụng phụ của chất cô lập axit mật có thể bao gồm:
Thuốc ức chế hấp thu cholesterol
Chất ức chế hấp thu cholesterol làm giảm cholesterol bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol tại cơ quan tiêu hóa.
Có hai loại thuốc trong nhóm này. Một là ezetimibe (Zetia). Loại thứ hai là ezetimibe-simvastatin, kết hợp chất ức chế hấp thu cholesterol và statin.
Tác dụng phụ của thuốc ức chế hấp thu cholesterol có thể bao gồm:
Niacin
Niacin là một loại vitamin B có thể giúp tăng cholesterol HDL. Các nhãn hiệu niacin kê đơn gồm Niacor và Niaspan.
Tác dụng phụ của niacin có thể bao gồm:
Chất ức chế protein: PCSK9
Loại thuốc này giúp ức chế một loại protein có tên là PCSK9 để hỗ trợ Loại bỏ cholesterol LDL khỏi máu. Thuốc ức chế PCSK9 thường được sử dụng trong trường hợp việc thay đổi lối sống và dùng statin là không đủ.
Một số người mắc một loại bệnh di truyền gọi là tăng cholesterol máu bẩm sinh, gây ra mức cholesterol LDL cao hơn. Điều này có thể làm cho việc điều trị cholesterol cao trở nên khó khăn hơn.
Các chất ức chế PCSK9 bao gồm:
Đây là những loại thuốc mới, vì vậy các tác dụng phụ tiềm ẩn vẫn đang được xác định. Dưới đây là một số tác dụng phụ được tìm thấy trong các thử nghiệm lâm sàng:
Fibrate
Fibrates nhắm vào mục tiêu là chất béo trung tính trong cơ thể của bạn và cũng có thể làm tăng HDL cholesterol trong máu.
Ví dụ về fibrate bao gồm:
Tác dụng phụ có thể bao gồm:
Chất ức chế Lyase ATP citrate (ACL)
Chất ức chế ACL ức chế khả năng xử lý cholesterol của gan nhằm hỗ trợ giảm cholesterol LDL. Những người bị tăng cholesterol máu bẩm sinh và bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch có thể được chỉ định sử dụng (ASCVD).
Một ví dụ về chất ức chế ACL bao gồm:
Tác dụng phụ của thuốc ức chế ACL có thể bao gồm:
Kết luận
Nhiều phương pháp thay đổi về lối sống có thể giúp bạn kiểm soát mức cholesterol. Điều này bao gồm việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng vừa phải.
Nếu những thay đổi về lối sống không đạt hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc theo toa có thể giúp điều trị cholesterol cao.
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT