Tràn khí màng phổi là bệnh lý trong khoang màng phổi bị tích tụ khí làm cho phổi bị xẹp thụ động, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể. Tràn khí màng phổi có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cũng như cách chẩn đoán và điều trị, tùy thuộc vào tràn khí màng phổi tự phát hay tràn khí màng phổi tái phát.
Tràn khí màng phổi nói đến một tình trạng xẹp của một hoặc cả hai phổi do thoát khí vào trong khoang màng phổi. Khoang màng phổi là khoảng không gian nằm giữa các lá màng phổi, hai lớp màng bao bọc các lá phổi của bạn. Trên lâm sàng, có thể gặp tràn khí màng phổi tự phát và tràn khí màng phổi tái phát.
Tràn khí màng phổi tự phát là hiện tượng khí từ nhu mô phổi thoát ra và ứ đọng trong khoang màng phổi, từ đó làm tổn thương phế nang.
Nguyên nhân của tràn khí màng phổi tự phát không phải do những chấn thương từ bên ngoài hoặc do một vết thương nào đó. Ở trạng thái bình thường, khoang màng phổi không chứa khí và áp lực sẽ là âm làm cho phổi dễ dàng trao đổi khí, ngược lại khi tràn khí màng phổi tự phát diễn ra, phổi sẽ bị xẹp lại làm cho nó không thể thực hiện trao đổi khí được nữa.
Tràn khí màng phổi tự phát là bệnh lý diễn ra trên người bình thường trước đó, thường là nam giới còn trẻ (tuổi từ 15 đến 34). Cơ chế là do vỡ những bóng khí trên bề mặt phổi, có thể là do bẩm sinh hoặc viêm tiểu phế quản. Những trường hợp này thường xảy ra đối với người gầy và cao nhiều hơn vì áp lực đỉnh phổi của họ thấp nên dễ gây nên hiện tượng vỡ bóng khí.
Hút thuốc lá và/hoặc cần sa làm tăng đáng kể nguy cơ xảy ra tràn khí màng phổi tự phát, cũng như tăng khả năng bị xẹp phổi lần nữa.
Ngoài ra còn có một dạng của tràn khí màng phổi tự phát gọi là tràn khí màng phổi theo chu kỳ kinh nguyệt, có thể xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Triệu chứng rất giống với tràn khí màng phổi tự phát, tuy nhiên có tính chu kỳ và liên quan đến các kỳ kinh nguyệt. Thể bệnh được cho là liên quan đến một lượng nhỏ mô tử cung di chuyển và làm tổ trên màng phổi.
Tràn khí màng phổi tự phát vẫn có khả năng bị tái phát sau đó với tỉ lệ là 30%.
Là bệnh lý tràn khí màng phổi diễn ra trên một bệnh nhân đã bị bệnh phổi trước đó, trường hợp này sẽ có tiên lượng xấu hơn tràn khí màng phổi tự phát. Tràn khí màng phổi tái phát thường gặp ở những đối tượng trên 30 tuổi.
Những bệnh lý có thể để lại biến chứng tràn khí màng phổi tái phát đó là lao phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
Tràn khí màng phổi có một số nguyên nhân như chấn thương, thủ thuật… Trong đó, có những nguyên nhân của tràn khí màng phổi tự phát phải kể đến như:
Đối với tràn khí màng phổi thứ phát, có những nguyên nhân như:
Thông khí màng phổi thường được chẩn đoán bằng phim chụp X-quang phổi đơn thuần, tuy nhiên chuyên gia chăm sóc y tế cũng có thể cho bạn biết bạn bị tràn khí bằng cách nghe phổi bạn. Trong một số trường hợp bạn có thể được chụp cắt lớp điện toán (CT scan) nếu như chuyên viên y tế cần những hình ảnh chi tiết hơn về phổi của bạn.
Những điều kiện để chẩn đoán tràn khí màng phổi bao gồm những dấu hiệu thuộc chức năng hô hấp và những dấu hiệu toàn thân như sau:
Triệu chứng cơ năng như:
Triệu chứng thực thể như:
Những triệu chứng này thường khởi phát đột ngột, dữ dội, xuất hiện sau khi làm việc gắng sức, bệnh nặng hơn khi bệnh nhân nghỉ ngơi, biểu hiện khó thở sẽ tăng dần nếu tình trạng tràn khí tăng lên. Tuy nhiên, một số trường hợp tràn khí màng phổi nhưng biểu hiện lâm sàng rất ít, không rầm rộ với những dấu hiệu có thể dễ bỏ sót như tức ngực, khó thở nhẹ, ít ho, đôi lúc thấy mệt mỏi.
Những xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị trong chẩn đoán tràn khí màng phổi là:
Tràn khí màng phổi nếu xảy ra toàn thể thì thường rất điển hình với hình ảnh X-quang. Còn đối với trường hợp tràn khí màng phổi diễn ra khu trú, hình ảnh X-quang cần được chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý như sau:
Tràn khí màng phổi là tình trạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay với nhiều nguyên nhân, tùy vào đó là tràn khí màng phổi tự phát hay tràn khí màng phổi tái phát. Để có thể có hướng điều trị đúng đắn và hợp lý cho bệnh nhân, cần có những phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác và phân biệt với những bệnh khác để làm rõ chẩn đoán.
Nguồn: Internet
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT