Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm ở vị trí phía trên của thận. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng tuyến thượng thận chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng liên quan đến hormone trong cơ thể.
Các tuyến thượng thận là một phần của hệ thống nội tiết, một tập hợp các tuyến có chức năng sản xuất hormone. Do đó, các rối loạn ảnh hưởng đến tuyến thượng thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình bị rối loạn tuyến thượng thận, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Tuyến thượng thận là một tuyến nhỏ nằm ở vị trí phía trên của thận
Chức năng của tuyến thượng thận
Các tuyến thượng thận có dạng hình tam giác và nằm ở đầu mỗi quả thận. Mỗi tuyến thượng thận chứa vỏ thượng thận bên ngoài. Nó chịu trách nhiệm sản xuất một số hormone steroid, bao gồm aldosterone và cortisol. Mỗi tuyến cũng chứa một tủy thượng thận bên trong, tạo ra một số hormone khác, bao gồm adrenaline và noradrenaline.
Aldosterone giúp kiểm soát huyết áp bằng cách kiểm soát sự cân bằng của kali và natri trong cơ thể. Cortisol hoạt động cùng với adrenaline và noradrenaline nhằm giúp điều chỉnh phản ứng của cơ thể đối với tình trạng căng thẳng. Cortisol cũng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, lượng đường và huyết áp của cơ thể.
Tuyến thượng thận được kiểm soát bởi tuyến yên, một phần của hệ thống nội tiết trong cơ thể. Tuyến yên là bộ điều khiển chính của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể. Một số tín hiệu bất thường có thể làm gián đoạn lượng hormone mà tuyến yên ra hiệu cho tuyến thượng thận sản xuất. Điều này có thể khiến tuyến thượng thận sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone. Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng và vấn đề sức khỏe.
Những rối loạn ảnh hưởng đến tuyến thượng thận
Rối loạn tuyến thượng thận có thể phát triển khi:
Những rối loạn này có thể dẫn đến các vấn đề y tế sau:
Sử dụng corticoid liều cao, lâu dài có thể gây ra hội chứng Cushing
Pheochromocytoma: Đối với tình trạng này, các khối u sẽ phát triển ở phần tủy của tuyến thượng thận. Những khối u này hiếm khi ác tính .
Triệu chứng của rối loạn tuyến thượng thận
Các triệu chứng rối loạn tuyến thượng thận có thể bao gồm:
Các triệu chứng rối loạn tuyến thượng thận có xu hướng khó nhận thấy trong giai đoạn đầu. Theo thời gian, những triệu chứng này thường xấu đi và xuất hiện dày đặc hơn. Nếu bạn thường xuyên gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào kể trên, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể cần tiến hành xét nghiệm máu và scan để chẩn đoán rối loạn tuyến thượng thận. Đầu tiên, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm máu. Những xét nghiệm này có thể giúp xác định mức độ:
Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bạn bị rối loạn tuyến thượng thận, họ có thể yêu cầu scan nhằm xác định chẩn đoán. Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm, MRI và X-quang để có được hình ảnh chính xác về tuyến thượng thận và tuyến yên của bạn. Điều này có thể giúp bác sĩ phát hiện các khối u tiềm tàng, sự suy giảm các mô nội tiết của cơ thể và các dấu hiệu bệnh khác.
Điều trị rối loạn tuyến thượng thận
Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tuyến thượng thận, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp tuyến thượng thận hoạt động bình thường trở lại. Ngoài ra, có thể sẽ chỉ định liệu pháp thay thế hormone nếu chức năng tuyến thượng thận thấp, chẳng hạn như bệnh Addison. Họ cũng có thể đề nghị xạ trị, nếu các tuyến nội tiết sản xuất quá nhiều hormone.
Phẫu thuật là một lựa chọn điều trị khác cho rối loạn tuyến thượng thận. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu:
Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cần xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra nồng độ hormone của bạn. Do tuyến thượng thận có liên quan đến các cơ quan khác trong hệ thống nội tiết nên bác sĩ có thể sẽ kiểm tra các dấu hiệu bệnh ở tuyến tụy, cơ quan sinh dục, tuyến giáp và tuyến yên.
Tổng quan
Tuyến thượng thận và các hormone được tuyến thượng thận sản xuất rất cần thiết cho sức khỏe hàng ngày. Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tuyến thượng thận, điều quan trọng là phải tuân theo kế hoạch điều trị và chỉ định của bác sĩ. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin về chẩn đoán cụ thể, kế hoạch điều trị và những yêu cầu dài hạn.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT