Estrogen là một hormone có vai trò quan trọng trong cả hệ thống sinh sản nam và nữ.
Estrogen là một hormone có vai trò trong cả hệ thống sinh sản nam và nữ. Ở phụ nữ, Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản và sự phát triển của tuyến vú, cùng với các chức năng khác. Estrogen cũng quan trọng đối với sức khỏe nhận thức, sức khỏe xương, chức năng của hệ tuần hoàn và các quá trình cần thiết khác cho hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người biết đến Estrogen do vai trò của nó bên cạnh progesterone trong sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ nữ.
Buồng trứng, tuyến thượng thận và mô mỡ là các cơ quan có thể sản xuất estrogen. Cả nam và nữ đều có hormone này, nhưng phụ nữ sản xuất nhiều Estrogen hơn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về estrogen, bao gồm cách hoạt động của Estrogen, những gì xảy ra khi mức Estrogen dao động và các ứng dụng y tế.
Phân loại Estrogen
Có ba loại estrogen chính là estrone (E1), estradiol (E2) và estriol (E3).
Estrone là loại estrogen chính mà cơ thể sản xuất sau khi mãn kinh.
Estradiol là loại estrogen phổ biến nhất ở phụ nữ trong thời kỳ sinh sản của họ.
Estriol tăng lên trong thai kỳ, giúp tử cung phát triển và chuẩn bị cho quá trình sinh. Mức độ estriol đạt đỉnh trước khi sinh.
Chức năng
Estrogen giúp các cơ quan sau hoạt động:
Mức độ estrogen thay đổi giữa các cá nhân. Chúng cũng dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và suốt cuộc đời của phụ nữ. Sự dao động này có thể gây ra hiệu ứng như thay đổi tâm trạng trước khi có kinh nguyệt hoặc bốc hoả trong thời kỳ mãn kinh.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen bao gồm:
Mất cân bằng Estrogen
Sự mất cân bằng estrogen có thể dẫn đến những triệu chứng sau:
Những triệu chứng suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
Một số triệu chứng trên thường phổ biến trong thời kỳ mãn kinh.
Một số bệnh di truyền và các điều kiện khác có thể dẫn đến sự tăng cao của estrogen ở nam giới, gây ra vô sinh, rối loạn cương dương và phát triển mô vú. Nam giới có mức độ estrogen thấp có thể dư thừa mỡ bụng và ham muốn tình dục thấp.
Nếu một người có mức estrogen thấp, bác sĩ có thể kê đơn thực phẩm bổ sung hoặc thuốc. Các sản phẩm estrogen bao gồm:
Liệu pháp Estrogen
Liệu pháp Estrogen – Estrogen therapy là một phương pháp thay thế hormone thường được sử dụng để giảm các triệu chứng của mãn kinh như đổ mồ hôi, khô âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ và lo âu .
Phương pháp này có thể bao gồm estrogen đơn (ERT) hoặc kết hợp giữa estrogen và progestin. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng viên uống, xịt mũi, miếng dán, gel da, tiêm, kem âm đạo hoặc vòng.
Ngoài việc giảm các triệu chứng của mãn kinh, estrogen therapy còn có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy hơi, đau nhực, đau đầu, chuột rút, khó tiêu, buồn nôn và chảy máu âm đạo.
Một số loại liệu pháp hormone cũng có thể tăng nguy cơ đột quỵ, huyết khối, ung thư tử cung và ung thư vú.
Bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh xem liệu estrogen therapy có phù hợp với họ hay không.
Ngoài mãn kinh, estrogen therapy còn có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến buồng trứng như suy buồng trứng chính và một số trường hợp ung thư tuyến tiền liệt .
Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp hormone không phải là phương pháp phù hợp cho tất cả mọi người. Nếu trong gia đình bạn có tiền sử ung thư vú hoặc vấn đề liên quan đến tuyến giáp thì bạn nên tránh sử dụng liệu pháp hormone. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liệu liệu pháp hormone có phù hợp với bạn hay không.
Chuyển giới từ nam sang nữ
Bác sĩ có thể kê đơn estrogen như một phần của liệu pháp cho người có giới tính tự nhiên là nam muốn chuyển đổi sang giới tính nữ.
Người này cũng có thể cần điều trị chống androgen. Estrogen có thể giúp người đó phát triển các đặc điểm giới tính phụ nữ thứ cấp, chẳng hạn như vú và sự phát triển tóc nữ.
Liệu pháp estrogen là một phần của phương pháp điều trị rộng hơn đốivới các trường hợp chuyển giới sang nữ.
Tránh thai
Thuốc tránh thai chứa hoóc môn estrogen tổng hợp và progestin hoặc chỉ chứa progestin.
Một số loại thuốc tránh thai ngăn ngừa mang thai trên cơ chế ngừng rụng trứng. Việc này được thực hiện bằng cách đảm bảo rằng mức độ hormone không dao động trong suốt tháng. Ngoài ra, thuốc tránh thai cũng làm cho dịch âm đạo dày hơn để tinh trùng không thể tiếp cận trứng.
Các ứng dụng khác của thuốc tránh thai bao gồm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và giảm độ nghiêm trọng của mụn liên quan đến hormone.
Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể tăng nguy cơ:
Uống thuốc tránh thai có nhiều rủi ro hơn đối với phụ nữ thường xuyên hút thuốc hoặc trên 35 tuổi. Sử dụng thuốc lâu dài cũng có thể dẫn đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Nguồn thực phẩm giàu Estrogen
Một số loại thực phẩm chứa phytoestrogen thường là các thực phẩm có nguồn gốc thực vật tương tự như estrogen.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen trong cơ thể. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để xác nhận điều này.
Các loại thực phẩm chứa phytoestrogen có thể bao gồm: Rau cải, đậu nành và một số loại thực phẩm chứa protein đậu nành, quả mọng, các loại hạt và ngũ cốc, hạt dẻ, trái cây, rượu vang,…
Một số người tin rằng các loại thực phẩm chứa phytoestrogen có thể giúp quản lý các triệu chứng như đổ mồ hôi và các dấu hiệu khác của mãn kinh. Tuy vậy, điều này không được hỗ trợ bởi khoa học.
Ngoài ra, ăn các loại đậu nành nguyên hạt không có cùng tác dụng như việc sử dụng chiết xuất từ đậu nành bổ sung.
Thực phẩm bổ sung
Thực phẩm bổ sung chứa một số loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung chứa phytoestrogen có tác dụng tương tự như estrogen. Chúng có thể giúp điều tiết estrogen và điều trị các triệu chứng của mãn kinh. Ví dụ như: cây đen cohosh, đậu đỏ clover, isoflavones đậu nành
Tuy nhiên, không rõ chính xác những hợp chất này ảnh hưởng đến estrogen và hoạt động liên quan đến estrogen trong cơ thể như thế nào.
Ngoài ra, không có đủ bằng chứng để xác nhận rằng chúng an toàn và hiệu quả, đặc biệt là trong dài hạn.
Hơn nữa, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) không quản lý các loại thảo mộc và thực phẩm bổ sung. Do đó, không thể biết chính xác thành phần của sản phẩm.
Mọi người nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung hoặc thuốc nào. Cần kiểm tra và trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Medical News Today
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT