Bài viết sau sẽ đề cập đến các thông tin sau:
Không giống như một số bệnh mạn tính khác, tiểu đường ảnh hưởng đến hầu hết mọi hệ thống trong cơ thể. Hiện nay, các công nghệ tiên tiến đã và đang được phát triển nhằm giúp mọi người quản lý bệnh tiểu đường tốt hơn đồng thời giảm thiểu các biến chứng.
Dưới đây là một số thông tin chính về bệnh tiểu đường và những phương pháp liên quan đến việc quản lý bệnh tiểu đường mà bạn có thể cân nhắc.
Tuỳ chọn phân phối thuốc tiêm Insulin
Ngoài việc sử dụng thuốc bổ sung insulin, có những phương pháp quản lý khác, bao gồm tiêm insulin, bút insulin và máy cấp insulin.
Sử dụng lọ tiêm Insulin
Sử dụng bút tiêm Insulin
Máy cấp insulin là một thiết bị nhỏ, có thể đeo trên người, nhằm cung cấp insulin đều đặn cho cơ thể trong suốt cả ngày. Bạn có thể thiết lập cho máy để cung cấp lượng insulin thích hợp giúp đáp ứng với các bữa ăn hoặc những trường hợp khác.
Một phương pháp cung cấp insulin khác là CSII, đây là phương pháp truyền insulin dưới da liên tục. Nghiên cứu cho thấy CSII giúp những người mắc tiểu đường tuýp I duy trì mức A1C thấp hơn theo thời gian so với trước khi sử dụng phương pháp này.
Hãy trao đổi với bác sĩ về lựa chọn cách cung cấp insulin tốt nhất cho bạn.
Máy bơm Insulin là một thiết bị nhỏ đeo bên người để đưa Insulin vào cơ thể
Theo dõi & kiểm soát đường huyết
Máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM) là một thiết bị nhỏ nhằm theo dõi lượng đường huyết ở cả ngày và đêm. Thông thường, máy sẽ cập nhật lượng đường trong máu khoảng vài phút một lần. Một số loại máy CGM, chẳng hạn như Freestyle Libre, có thể đo lượng đường huyết mỗi phút.
Thiết bị này sẽ thông báo cho bạn về chỉ số đường huyết cụ thể và cảnh báo khi đường huyết quá cao hoặc thấp. Từ đó bạn có thể kiểm soát và đưa lượng đường trong máu về mức bình thường. Một trong số những tính năng tốt nhất của thiết bị là máy có thể cho biết xu hướng thay đổi của đường huyết, do đó bạn có thể phản ứng trước khi chỉ số xuống quá thấp hoặc lên quá cao.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng CGM có liên quan đến việc giảm đáng kể A1C. CGM cũng có thể làm giảm nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng dẫn đến nguy hiểm do lượng đường trong máu thấp.
Nhiều thiết bị CGM hiện nay có thể kết nối với điện thoại thông minh và cập nhật xu hướng đường huyết trong suốt cả ngày. Một số thiết bị CGM yêu cầu hiệu chuẩn hàng ngày, trong khi một số mẫu mới hơn không yêu cầu việc hiệu chỉnh.
Trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu thêm về những thiết bị công nghệ mới nhằm kiểm soát bệnh tiểu đường.
Kiểm soát đường huyết với máy đo đường huyết liên tục
Suy giảm nhận thức
Nhiều nghiên cứu đã liên kết bệnh tiểu đường với việc suy giảm nhận thức. Theo đó, một nghiên cứu cho thấy những người trưởng thành ở tuổi trung niên mắc bệnh tiểu đường tuýp I có khả năng bị suy giảm nhận thức lâm sàng cao hơn gấp gấp 5 lần so với những người không mắc bệnh.
Liên kết này được giải thích là do tác động của lượng đường trong máu cao đối với cơ thể theo thời gian. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi mắc tiểu đường tuýp I.
Gợi ý
Hãy tuân thủ và thực hiện kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường đã được khuyến nghị bởi bác sĩ đồng thời sử dụng các công cụ sẵn có nhằm ngăn ngừa các biến chứng về nhận thức khi già đi.
Vấn đề tình dục
Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về cương cứng dương vật, khô hoặc viêm âm đạo dẫn đến căng thẳng và lo lắng gây ảnh hưởng đến ham muốn và khoái cảm tình dục.
Kiểm soát lượng đường trong máu, điều trị y tế và tư vấn tâm lý như trầm cảm hoặc lo lắng đều có thể giúp giải quyết các vấn đề này.
Nếu bất cứ vấn đề kể trên nào xảy ra với bạn, hãy biết rằng bạn không đơn độc và bạn không nên ngại tìm kiếm sự trợ giúp nhằm cải thiện và kiểm soát sức khoẻ tình dục của bản thân.
Bệnh răng miệng
Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ phát triển các biến chứng răng miệng cao hơn những người khác. Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các bệnh về nướu, nhiễm trùng khoang miệng, sâu răng và các biến chứng khác có thể dẫn đến mất răng.
Nha sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường của bạn. hãy cho nha sĩ biết rằng bạn bị tiểu đường cùng mức A1C của bạn nhằm theo dõi bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khoẻ răng miệng có liên quan đến bệnh tiểu đường.
Đường huyết cao & mù loà
Theo thời gian, bệnh tiểu đường và lượng đường huyết cao có thể làm hư hại các mạch máu trong mắt. Điều này có thể dẫn đến mất thị lực hoặc thậm chí mù loà.
Thường xuyên đến thăm khám với bác sĩ nhãn khoa nhằm được kiểm tra và sàng lọc hàng năm có thể giúp phát hiện sớm tổn thương. Điều này rất quan trọng do điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tiến triển của tổn thương và từ đó, cứu được thị lực của bạn.
Tầm quan trọng của giày dép
Các vấn đề ở chân có thể là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Tuy vậy, nếu bạn quản lý tốt lượng đường trong máu và chăm sóc tốt đôi chân của mình, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro này đáng kể.
Mang vớ dày, không đường may, vừa vặn và đi giày thoải mái, kín ngón, vừa chân được khuyến nghị với mọi bệnh nhân tiểu đường. Giày cao gót, xăng-đan hoặc giày thể thao quá chật có thể dẫn đến phồng rộp, chai và các vấn đề khác.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương của cơ thể và đồng thời giảm khả năng nhận biết vết thương ở những nơi khó nhìn thấy do tổn thương thần kinh. Do đó, hãy kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày xem có bất kỳ tổn thương hoặc thay đổi nào không. Nếu có, hãy liên hệ với bác sĩ để ngăn ngừa những tổn thương lâu dài.
Gợi ý
Kiểm soát lượng đường trong máu là cách tốt nhất bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa các biến chứng, chẳng hạn như biến chứng ở chân.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT