Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường là gì?
Mặc dù không có một chế độ ăn cụ thể cho người mắc bệnh tiểu đường, nhưng chế độ ăn dành cho bệnh tiểu đường là một kế hoạch ăn uống bao gồm ba lĩnh vực quan trọng sau:
- Thực phẩm lành mạnh
- Số lượng phù hợp
- Ăn uống đúng giờ
Điều này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim do tiểu đường.
Phương pháp ăn uống này có thể ngăn ngừa, kiểm soát và thậm chí có thể đẩy lùi căn bệnh này. Hơn nữa, chế độ ăn sau còn phù hợp đối với không chỉ những người mắc bệnh tiểu đường.
Những lưu ý quan trọng về chế độ ăn đối với bệnh tiểu đường
- Ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ (4-6 bữa/ ngày)
- Ăn đa dạng: nên ăn nhiều món, thay đổi món
- Ăn chừng mực: không ăn quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên. Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…
- Chế biến chủ yếu là luộc, nướng, kho hoặc hầm chứ không nên chiên xào.
Thực phẩm đề xuất
Bốn loại chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết, bao gồm:
- Carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ trong thực phẩm)
- Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít
- Nên ăn bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ…
- Chất đạm:
- Hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa (không đường), đậu… Có thể ăn thịt heo, thịt bò…đã lấy sạch mỡ.
- Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích…
- Chất béo: Giảm chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá):
- Phải hết sức hạn chế mỡ, lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè
- Chất xơ: Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).
- Nên ăn mỗi ngày khoảng 400 gram rau và trái cây tươi ( mận, quýt, bơ, bưởi, khế, thanh long…) , ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống. Sử dụng được nước chè tươi (chè xanh), trà khổ qua, hạt é…
- Tuy nhiên phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn, sầu riêng, mít…
Lợi ích của trái cây
- Tất cả mọi người, kể cả người bệnh đái tháo đường đều nên ăn trái cây.
- Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, muối khoáng và chất xơ.
- Trong thức ăn hàng ngày của chúng ta, khoảng 90% vitamin C và 2/3 vitamin A (hoặc provitamin A là caroten) là do trái cây và rau đem đến,
- Trái cây và rau là những thức ăn có chức năng bảo vệ cơ thể, giúp chúng ta không bị táo bón nhờ có chứa các chất xơ và tránh được các bệnh thiếu vitamin
- Chất ngọt
- Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)
- Tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, mứt, sirô, nước ngọt có ga, sữa đặc có đường, các loại chè, mật ong, trái cây đóng hộp với nước đường, nước dừa tươi, rượu…
- Nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo như Aspartam và Sacharine
Carbohydrate làm tăng lượng đường huyết nhanh hơn protein hoặc chất béo. Chất dinh dưỡng này cũng có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường huyết của bạn. Chất xơ, protein và chất béo có thể hạn chế sự gia tăng lượng đường huyết sau bữa ăn.
Vì vậy, hãy đảm bảo đa dạng các nhóm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Tiêu thụ hỗn hợp carbohydrate, protein và chất béo để kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn và no lâu hơn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo chọn các nguồn carbohydrate chất lượng và chất béo lành mạnh, chẳng hạn như:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Rau, trái cây, các loại hạt, đậu, đậu Hà Lan, ngũ cốc nguyên hạt
- Thực phẩm tốt cho tim mạch: Các loại cá như cá hồi và cá ngừ
- Tinh bột lành mạnh : Rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây
- Chất béo lành mạnh: Cá, quả hạch và hạt, bơ, ô liu, dầu ô liu nguyên chất và dầu hạt cải
Sau mỗi bữa ăn, hãy kiểm tra lượng đường huyết của bạn nhằm xác định sự thay đổi lượng đường huyết sau khi ăn hoặc uống một số loại thực phẩm nhất định. Sau đó, bạn có thể theo dõi lượng thức ăn theo khối lượng hoặc khẩu phần carbohydrate trong mỗi bữa ăn và cố gắng giữ nguyên lượng carbohydrate ở những bữa ăn tiếp theo. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát và quản lý lượng đường huyết của mình.
Thực phẩm nên tránh
- Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol trong máu. Một số loại thực phẩm chứa chất béo bão hoà gồm: protein động vật giàu chất béo như thịt xông khói và xúc xích, sữa giàu chất béo như bơ, pho mát nguyên kem và kem, cùng với dầu dừa và da gà.
- Chất béo chuyển hóa: Còn được gọi là dầu hydro hóa hoặc hydro hóa một phần, chất béo chuyển hóa là loại dầu lỏng được chuyển hoá thành dạng chất béo rắn. Các thành phần trong bơ thực vật có chứa chất béo chuyển hóa, cũng như thực phẩm chế biến sẵn như một số loại khoai tây chiên, bánh quy và đồ ăn nhanh kiểu Pháp.
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT