Vào năm 1967, một học sinh cấp 3 tên là Randy Gather đã thức liên tục 264 giờ, tức là 11 ngày, để tìm hiểu về ảnh hưởng của việc mất ngủ liên tục đến sức khoẻ là như thế nào. Tác hại của việc mất ngủ xuất hiện rất sớm, ngay vào ngày thứ 2. Randy bắt đầu mất tập trung và mất khả năng nhận diện một vật bằng xúc giác, đến ngày tiếp theo thì Randy có những triệu chứng bực bội, khó chịu và mất khả năng điều khiển cảm xúc của mình. Ngày thứ 11, ngoài việc lập kỷ lục là người không ngủ lâu nhất, thì Randy còn mất khả năng tập trung , mất khả năng ghi nhớ ngắn hạn và bị ảo giác. Đã có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy khi chúng ta mất ngủ, các chức năng của các bộ phận trong cơ thể bị mất cân bằng dẫn đến nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, làm chậm khả năng phản ứng của cơ thể đồng thời ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn và dễ gây ra bệnh béo phì. Việc mất ngủ còn ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta. Khi mất ngủ con người ta thường có tâm lý không ổn định, dễ dẫn đến trầm cảm. Có một nghiên cứu cho thấy rằng đến 90% những người bị bệnh trầm cảm thường không ngủ đủ giấc hoặc có vấn đề về giấc ngủ.
Hiện nay, có rất nhiều người nghiện công việc . Khảo sát tại Mỹ cho thấy cứ 10 người thì có 3 người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, nếu chúng ta ngủ ít hơn 6 tiếng thì rủi ro bị đột quỵ sẽ tăng lên đến 4.5 lần so với những người ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng. Nguyên nhân là do khi chúng ta không ngủ đủ giấc thì những độc tố sẽ bị tích tụ cùng với hệ thống tim mạch và mạch máu lúc này không còn ổn định dễ dẫn đến bị đột tử và đột quỵ.
Vậy điều gì sẽ xảy ra trong não bộ của chúng ta khi chúng ta ngủ?
Sau một ngày dài làm việc và sinh hoạt thì não chúng ta sinh ra rất nhiều độc tố từ những hoạt động hàng ngày này. Việc ngủ giúp cho khoảng cách của những tế bào thần kinh được giãn rộng ra, tức là các tế bào này co nhỏ lại, tạo kiện cho hệ thống Clean Fatis được kích hoạt. Hệ thống này giúp tẩy rửa những độc tố có trong não bộ và tẩy cả chất Emilor Beta 1 Protein được tìm thấy trong não của người mắc bệnh Alzheimer- người bị mắc chứng mất trí nhớ.
Tiếp theo, hãy tìm hiểu về các giai đoạn của giấc ngủ. Giấc ngủ được chia làm 3 phần: giai đoạn thứ nhất được gọi là giấc ngủ nhẹ. Lúc này chúng ta vừa chìm vào giấc ngủ nhưng chưa sâu, dễ tỉnh giấc. Giai đoạn thứ hai gọi là Deep Sleep, tức là giấc ngủ sâu. Nếu vó giấc ngủ sâu, bạn sẽ cảm thấy rất sảng khoái và khoẻ khoắn sau khi thức dậy. Giấc ngủ sâu chiếm 25% thời gian ngủ một đêm và càng lớn tuổi thì con số ngày sẽ ngày càng giảm. Nếu chúng ta chia giấc ngủ thành hai giai đoạn chính thì giấc ngủ sâu sẽ nằm ở giai đoạn thứ nhất, tức là nửa đầu của đêm. Giai đoạn thứ ba là giấc ngủ mộng mị, hay còn gọi là REM Sleep. REM (Rapid Eyes Movement) chiếm 25% giấc ngủ của chúng ta và thường diễn ra vào nửa sau của đêm, lúc gần sáng. Bình thường, những người khoẻ mạnh thì REM Sleep sẽ diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ . Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ thường có những giấc mơ, đồng thời nhãn cầu sẽ di chuyển liên tục dù cho chúng ta vẫn đang ngủ say.
Từ đó, những tác dụng to lớn của giấc ngủ có thể kể đến là:
Nếu Bạn có vấn đề về giấc ngủ Bạn có thể thăm khám tại Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt, các Bác sĩ sẽ cùng Bạn tìm hiểu nguyên nhân và điều trị để Bạn có một giấc ngủ trọn vẹn.
Để được tư vấn, bạn vui lòng bấm 19001042
BS Đỗ Thị Chúc
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT