Loãng xương là bệnh lý rất hay gặp
Loãng xương là một phần của lão hóa
Mặc dù chứng loãng xương có nhiều khả năng xảy ra khi chúng ta già đi, tình trạng này không hẳn là không thể tránh khỏi. Sellmeyer, Giám đốc Trung tâm Xương Chuyển hóa Johns Hopkins tại Baltimore, Maryland, cho biết: “Có rất nhiều phương pháp mà mọi người có thể thực hiện nhằm ngăn ngừa loãng xương. Ba lựa chọn hàng đầu đối với sức khỏe xương mà bạn có thể thực hiện là:
Chứng loãng xương chỉ xảy ra ở phụ nữ
Tỉ lệ phụ nữ mắc loãng xương cao hơn nam giới
Mặc dù trên thực tế tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh loãng xương thường cao hơn nam giới, nam giới hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Theo số liệu thống kê, 20% nam giới da trắng tại Hoa Kỳ trên 50 tuổi bị gãy xương do mắc chứng loãng xương. Trong khi nam giới và phụ nữ da màu có nguy cơ mắc bệnh loãng xương thấp hơn, tỉ lệ gãy xương do loãng xương vẫn tương tự.
Chỉ cần quan tâm đến loãng xương khi đã lớn tuổi
Theo Trung tâm Tài nguyên Quốc gia về Bệnh loãng xương và các bệnh về xương của NIH, khoảng 90% khối lượng xương được hình thành ở độ tuổi 18 đối với bé gái và 20 tuổi đối với bé trai. Sellmeyer nói: “Đây không phải là thời điểm mà mọi người quan tâm đến nguy cơ gãy xương do loãng xương gây nên. “Tuy vậy, không bao giờ là quá sớm để xây dựng mật độ xương tốt và phát triển xương toàn diện, thậm chí là trong suốt quãng đời còn lại của bạn.” Quan tâm đến sức khỏe của xương khi bạn còn trẻ và phát triển thói quen dinh dưỡng tốt từ sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sau này trong cuộc sống.
Gãy xương là mối lo duy nhất từ loãng xương
Loãng xương là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong. Loãng xương có khả năng dẫn đến gãy cổ xương đùi và theo Sellmeyer, khoảng 25% số người tử vong trong vòng 6 đến 12 tháng đầu sau khi bị gãy cổ xương đùi. Tại sao? Phẫu thuật thay khớp háng có thể dẫn đến nhiều vấn đề, chẳng hạn như:
Xương chỉ gãy khi ngã
Hầu hết mọi người đều bị gãy xương khi ngã, nhưng đôi khi, xương bị gãy đơn giản là do mật độ xương thấp dẫn đến xương quá yếu. “Có những người bị gãy xương tự phát,” Sellmeyer nói. “Một người, khi bị loãng xương, chỉ cần tựa người vào tường phẳng, áp lực đó đủ để gây gãy xương.” Trong trường hợp bị loãng xương, bạn có thể bị gãy xương do áp lực ở bàn chân chỉ trong khi đi bộ. Sellmeyer nói: “Ngay cả khi bị gãy cổ xương đùi, một số người đã cho biết , “Tôi đã nghe và cảm thấy xương gãy, nhưng tôi không bị ngã vào lúc đó”.
Bạn có thể cảm thấy xương của mình yếu đi
Trên thực tế, bạn không thể cảm nhận được cơ thể đang hoặc có khả năng mắc bệnh loãng xương. Trong nhiều trường hợp, thậm chí bệnh nhân không biết mình mắc bệnh cho đến khi bị gãy xương. Bạn không cảm thấy xương mình yếu đi khi mật độ xương giảm đi và không xuất hiện thay đổi đáng kể nào trong cuộc sống hàng ngày. “Đó là một căn bệnh thầm lặng,” Sellmeyer nói. “Không có cách nào để biết bạn có mắc bệnh hay không ngoài việc kiểm tra mật độ xương.”
Không thể cải thiện tình trạng xương xốp
Theo Sellmeyer, một người bị loãng xương sẽ không bao giờ trở lại mức mật độ xương “bình thường”. Trên thực tế, chẩn đoán loãng xương có thể có nghĩa là bạn đã có mật độ xương thấp từ khi sinh ra. Trong trường hợp đó, Sellmeyer nói, “cố gắng đạt được mật độ xương cao hơn so với mức mật độ xương bạn có từ khi sinh ra là điều không thể”. Tuy nhiên, có thể xây dựng lại xương. Thuốc trị loãng xương có thể làm tăng mật độ xương vài phần trăm mỗi năm trong vòng ba đến bốn năm.
Thông tin bổ sung
Loãng xương có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, ở nhiều mức độ nghiêm trọng từ rối loạn lối sống đến nhập viện và thậm chí tử vong. Chăm sóc và điều trị phòng ngừa thích hợp có thể giúp giảm các biến chứng do loãng xương gây nên.
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT