Phần 2: Thực phẩm cần tránh
Tương tự như việc tìm ra những loại thực phẩm nên sử dụng khi bị tiểu đường, việc hiểu những loại thực phẩm nên hạn chế cũng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân của việc này là do nhiều loại thực phẩm và thức uống chứa nhiều tinh bột và đường tinh luyện, có thể khiến lượng đường huyết tăng đột biến. Một số loại thực phẩm khác có thể tác động tiêu cực đến sức khoẻ tim mạch đồng thời làm tăng cân.
Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế nếu bạn bị tiểu đường.
Các loại ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, mì ống và gạo chứa nhiều tinh bột nhưng ít chất xơ, có thể làm tăng lượng đường huyết nhanh hơn so với ngũ cốc nguyên hạt.
Theo một nghiên cứu, gạo lức có hiệu quả ổn định lượng đường huyết sau khi ăn cao hơn đáng kể so với gạo trắng.
Cơm gạo trắng có chỉ số đường huyết cao hơn nhiều so với cơm gạo lứt
Đồ uống có đường như nước ngọt có gas, trà ngọt và nước tăng lực không chỉ thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng mà còn chứa một lượng đường lớn trong mỗi khẩu phần, có thể khiến lượng đường huyết tăng đột biến.
Thức uống có đường làm đường huyết tăng đột biến
Thực phẩm chiên chứa nhiều chất béo chuyển hoá – một loại chất béo dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Hơn nữa, đồ chiên rán như khoai tây chiên, phô mai que và cá viên chiên,.. cũng thường chứa nhiều calo, có thể góp phần làm tăng cân.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyên nên hạn chế uống rượu. Điều này là do rượu có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt nếu uống khi bụng đói.
Hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng đều có lượng đường rất cao. Một số thương hiệu có thể đóng gói dạng thanh ngũ cốc ăn sáng.
Khi mua ngũ cốc, hãy kiểm tra nhãn dinh dưỡng cẩn thận và chọn loại ít đường. Hoặc thay vào đó, hãy sử dụng bột yến mạch và làm ngọt tự nhiên với trái cây tươi.
Kẹo chứa một lượng đường lớn, nghĩa là chỉ số đường huyết của kẹo thường cao. Do đó, kẹo có thể gây tăng hoặc giảm đột biến lượng đường huyết sau khi ăn.
Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội và thịt đóng hộp chứa nhiều muối natri, chất bảo quản và các hợp chất có hại khác. Hơn nữa, sử dụng thịt chế biến sẵn có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Người tiểu đường không nên sử dụng các loại thịt chế biến sẵn
Mặc dù thỉnh thoảng bạn có thể sử dụng một lượng vừa phải nước ép trái cây nguyên chất, nhưng tốt nhất bạn nên ăn trái cây thay vì uống nước ép nếu bạn bị tiểu đường.
Điều này được giải thích là do nước ép trái cây chứa tất cả các loại tinh bột và đường chứa trong trái cây tươi, nhưng lại thiếu lượng chất xơ cần thiết để ổn định lượng đường huyết.
Bạn nên ăn trái cây hơn là uống nước ép
Trong điều trị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên và duy trì suốt đời. Ăn uống hợp lý sẽ giảm được liều thuốc cần sử dụng. Chế độ ăn trị liệu hiệu quả không chỉ giúp bình ổn đường huyết theo tiêu chuẩn điều trị mà còn cải thiện các rối loạn lipid, rất thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường, góp phần làm giảm các biến chứng nguy hiểm.
Mục đích quan trọng nhất của dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường là không làm tăng nhanh đường huyết, cũng không làm hạ đường huyết sau bữa ăn. Chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo không làm tăng các yếu tố gây bệnh như rối loạn mỡ máu, suy thận, tăng huyết áp cũng như hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi của người bệnh.
Mọi thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Tiểu đường, bạn có thể liên lạc với Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để được Bác sĩ tham vấn
Cử nhân. Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
Để đặt lịch khám tại Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 19001042 hoặc đặt lịch trực tiếp trên trang web hoặc Fanpage.
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT