Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam. Biểu hiện thường thấy nhất là vùng cổ bệnh nhân bị lồi lên do sự ảnh hưởng từ kích thước tuyến giáp.
1. Có mấy loại bướu cổ?
Bướu giáp đơn thuần
Bướu giáp đơn thuần là loại mà nguyên nhân gây ra không phải do u hay viêm, các chức năng của tuyến giáp hoàn toàn bình thường. Bao gồm 3 thể như sau:
Thể nhân: Nhân có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trên tuyến giáp, có kích thước như hạt lạc hoặc lớn hơn.
Thể lan tỏa: Do các nhu mô tuyến giáp phì đại tạo nên, do đó bướu có hình thức đồng dạng với tuyến giáp.
Thể hỗn hợp: Bướu thể nhân (đơn hoặc đa nhân) trên nền bướu ở thể lan tỏa.
Bướu giáp độc tính
Bướu tuyến giáp độc tính là dạng có kèm theo tình trạng cường giáp hay nhiễm độc thyroxin. Bao gồm 3 dạng như sau:
Bướu nhân độc tính: Thường gọi là bệnh Plummer, bướu có dạng thể nhân nhu mô cường chức năng, chúng tiết ra lượng hormone tuyến giáp quá mức khiến cơ thể bị nhiễm độc.
Bướu lan tỏa nhiễm độc: Thường gọi là bệnh Basedow, bướu có thể lan tỏa kết hợp với tình trạng nhiễm độc giáp.
Bướu giáp Basedow hóa: Ban đầu bệnh nhân chỉ bị bướu giáp đơn thuần, tuy nhiên vì một số nguyên nhân nào đó mà chuyển thành độc tính.
U lành tính tuyến giáp
Thường gặp ở độ tuổi trung niên, khối u thường đơn độc và nằm ở bất kỳ vị trí nào trên tuyến giáp. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh thương khó phân biệt với bướu giáp đơn thuần thể nhân và u tuyến giáp lành tính.
Ung thư tuyến giáp
Xuất hiện nhiều ở độ tuổi 40 – 60, khối u đơn độc thường nằm ở cực dưới của tuyến giáp, bề mặt sần sùi, mật độ chắc chắn, độ di động kém do đã xâm lấn vào các tổ chức xung quanh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có tiên lượng tốt hơn so với các loại ung thư khác.
Viêm tuyến giáp có triệu chứng bướu giáp
Bệnh hashimoto hay còn gọi viêm tuyến giáp tự miễn dịch: Bướu thường có dạng to lan tỏa, đôi khi có kích thước khá lớn làm chèn ép gây nên các biểu hiện khó nuốt, khó thở.
Bệnh Riedel hay còn gọi là xơ tuyến giáp mãn tính, thường là dạng bướu lan tỏa, mật độc chắc, kém di động, cũng gây nên tình trạng khó nuốt và khó thở đối với bệnh nhân.
Bệnh De Quervain hay viêm tuyến giáp bán cấp tính hoặc viêm tuyến giáp có tế bào khổng lồ. Bướu có dạng từng đợt lan tỏa, mật độ chắc chắn gây cảm giác đau cho bệnh nhân.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bướu cổ
- Cơ thể bị thiếu hụt một lượng i-ốt nhất định, nhưng không phải bổ sung i-ốt là có thể chữa khỏi bệnh. Bởi tác nhân của bướu cổ liên quan chủ yếu đến hệ thần kinh, còn tuyến giáp thông thường sẽ hấp thụ i-ốt thông qua việc ăn uống. Khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng i-ốt từ những yếu tố bên ngoài thì nó sẽ tự sản sinh hormone để bù đắp. Lúc này tuyến giáp sẽ phồng to kích thước của mình ra và tạo nên tình trạng bướu cổ thường gặp.
- Bạn có thể bị bướu cổ bởi sử dụng một số loại thuốc hoặc ăn một số loại thức ăn, cụ thể như:
- Thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc cản quang (sử dụng trong chụp chiếu chẩn đoán hình ảnh), thuốc thấp khớp, muối lithi trong chuyên khoa tâm thần,…
- Các loại thức ăn như khoai mì, măng, rau họ cải,… khiến chức năng tổng hợp hormon tuyến giápbị ức chế.
- Rối loạn hoạt động tuyến giáp do yếu tố bẩm sinh, chủ yếu chịu sự ảnh hưởng từ gia đình.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: hút thuốc lá làm cản trở hấp thu i-ốt, viêm giáp, thay đổi nội tiết tố nữ,…
2. Những triệu chứng của bệnh bướu cổ mà bạn cần chú ý
- Bệnh bướu cổ ban đầu sẽ không có những biểu hiện quá rõ ràng chính vì thế ta thường hay bỏ qua. Biểu hiện rõ ràng nhất là tuyến giáp to phình ra, nhưng khi bướu nhỏ thì việc quan sát sẽ gặp nhiều khó khăn, phải quan sát nghiêng hoặc sờ nắn mới có thể thấy. Tuy nhiên bạn cũng có thể thử cảm nhận một số biểu hiện dưới đây:
- Khi nuốt, họng sẽ thấy khó chịu, luôn cảm giác bị vướng cái gì đó thậm chí không nuốt được.
- Khó thở khi nằm.
- Hay có cảm giác hồi hộp, thỉnh thoảng có những cơn đau tim thoáng qua, giảm cân, đổ mồ hôi nhiều hoặc có những dấu hiệu bị thừa hormone.
- Thường xuyên căng thẳng, da khô nẻ, trí nhớ giảm sút…
- Khí bướu phát triển to hơn thì việc nhận biết trở nên rõ ràng và trực quan hơn bằng mắt thường.
- Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt như sau:
- Bướu cổ nhưng ở trong lồng ngực sau xương ức, đây còn gọi là bướu giáp chìm. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt và thở nên gặp tình trạng trên.
- Bướu cổ nhưng ở dưới lưỡi: Bệnh chỉ gặp ở phụ nữ khiến khó nhai và nuốt, ảnh hưởng không nhỏ nến việc nói chuyện của người bệnh.
3. Các phương pháp chẩn đoán bướu cổ
- Các xét nghiệm được thực hiện trong chẩn đoán bệnh bướu cổ như sau:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra sự thay đổi của các hormon tuyến giáp.
- Siêu âm tuyến giáp được thực hiện để kiểm tra hình thái cấu trúc của tuyến giáp, từ đó tìm ra sự thay đổi bất thường.
- Sử dụng kim nhỏ chọc hút tuyến giáp để lấy mẫu kiểm tra, việc này để xác định bướu lành tính hay ung thư tuyến giáp.
- Xạ hình tuyến giáp, đây là kỹ thuật xét nghiệm hiện đại và mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hình ảnh sắc nét cho phép đánh giá chức năng tuyến giáp một cách toàn diện và giúp phát hiện ung thư tuyến giáp ngay ở giai đoạn khởi phát.
4. Các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả
- Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ của bệnh nhân mà có những biện pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên có 3 phương pháp chính như sau:
- Trường hợp bướu giáp nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng: chỉ cần theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng và siêu âm tuyến giáp để đánh giá độ lớn. Sự phát triển tuyến giáp rất khác nhau ở mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm.
- Điều trị nội khoa: sử dụng thuốc giúp đưa hormone tuyến giáp về trạng thái bình thường. Phương pháp này được áp dụng để điều trị bướu cổ có biểu hiện do rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc sử dụng sau xạ trị và phẫu thuật tuyến giáp. Bệnh nhân sử dụng thuốc tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, sau những lần tái khám bệnh nhân sẽ được kiểm tra lượng hormone để kiểm tra hiệu quả sử dụng thuốc.
- Xạ trị tuyến giáp: là phương pháp sử dụng i-ốt phóng xạ với mục đích làm giảm đi kích thước của tuyến giáp. Đây là phương pháp hiện đại, tuy rằng có giá thành cao nhưng hiệu quả điều trị rất tốt.
- Phẫu thuật tuyến giáp: đây là phương pháp được ưu tiên để điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ quyết định, nếu K giáp gần như cắt bỏ toàn bộ hoặc nhân độc thì chỉ cắt một phần tuyến giáp độc.
Nguồn: Internet
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT