1/Bệnh viêm gan siêu vi B:
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, nếu không được điều trị và kiểm soát tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…bệnh lay truyền qua tiếp xúc với mau hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh, mẹ truyền sang con.Hiện nay bệnh viêm gan b có thể phòng ngừa được bằng vắc xin an toàn và hiệu quả.
2/Nguyên nhân :
Do vius HBV gây ra
3/Triệu chứng
Viêm gan B tiến triển âm thầm, lặng lẽ với những triệu chứng rất mờ nhạt. Người bệnh đôi khi chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu của bệnh, đến khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn xấu hơn. Một vài triệu chứng dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm bệnh viêm gan B:
Nếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì khó có thể xác định người bệnh có mắc viêm gan B hay không. Do đó trước khi tiêm vắc xin viêm gan B cần làm các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm HBsAg: HBsAg chính là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu kết quả là HBsAg (+) nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm virus viêm gan B.
Dựa vào kết quả xét nghiệm , bác sĩ sẽ tư vấn tiêm được hay không ?có mắc bệnh hay không ?hoặc làm thêm xét nghiệm để theo dõi hay điều trị.
4/ Cách phòng ngừa:
*Tiêm chủng:
– Việc chủ động tiêm phòng ngừa viêm gan siêu vi B là vô cùng cấp thiết, nhằm kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus HBV. Góp phần kiểm soát và ngăn không cho virus viêm gan lây lan trong cộng đồng.
– Tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt.
Trẻ sơ sinh, được tiêm ngừa ngay trong 24 giờ đầu sau sinh. Các mũi tiêm nhắc lại vào tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4
– Phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B, cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi và tiêm huyết thanh kháng siêu vi B cho bé ngay sau sinh kèm theo vắc xin viêm gan siêu vi B.
* Phòng ngừa:
– Hiểu rõ cách thức lây truyền của viêm gan B.
– Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu.
– Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
– Không xăm môi, lỗ tai tại các cơ sở không uy tín, không đảm bảo an toàn.
– Nên xét nghiệm máu trước khi kết hôn. Nếu vợ hoặc chồng nhiễm virus viêm gan B, người kia cần tiêm viêm gan B.
– Người được bác sĩ chỉ định do phơi nhiễm với virus HBV.
– Người thường xuyên tiếp xúc và sinh hoạt tình dục với người bệnh viêm gan B mãn tính (vợ, chồng,…).
– Người có bệnh lý nền về viêm gan mạn, viêm gan siêu vi C, suy thận, HIV và các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch khác.
– Những người chạy thận, ghép gan cũng cần được tiêm phòng viêm gan B.
– Các đối tượng khỏe mạnh nhưng thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch của người bệnh vì tính chất công việc như: bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên xăm mình, nhân viên xử lý mô người và xác người.
Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, thường xuyên tập thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe và đề kháng cho cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus HBV và các virus khác.
Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn hôm nay và ngày mai.
Nguồn: tổng hợp từ Internet và sách
TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT
Thời gian làm việc:
– Từ thứ 2 đến thứ 6:
Sáng: 7h15 – 11h30, Chiều: 13h15 – 16h15
– Thứ bảy: 7h15 – 11h30
Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, tp Đà Lạt
Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline: 19001042 Fanpage: Y khoa Pasteur Đà Lạt
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT