BỆNH BẠCH HẦU & NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn tác động đến màng nhầy của cổ họng và mũi. Mặc dù dễ lây lan, bệnh Bạch hầu có thể được ngăn ngừa qua việc tiêm vắc xin đầy đủ.
Hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh Bạch hầu. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho thận, hệ thần kinh và tim. Theo Mayo Clinic, bạch hầu gây tử vong đối với khoảng 3% trường hợp người bệnh.
NGUYÊN NHÂN
Một loại vi khuẩn tên là Corynebacter diphtheriae là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu. Loại vi khuẩn này thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người hoặc qua tiếp xúc với bề mặt các đồ vật chứa vi khuẩn, chẳng hạn như ly hoặc khăn giấy đã qua sử dụng. Bạn cũng có thể mắc bệnh bạch hầu nếu hít phải những hạt nước nhỏ trong không khí khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.
Vi khuẩn thường lây nhiễm qua mũi và cổ họng. Khi bạn bị nhiễm bệnh, vi khuẩn sẽ giải phóng các chất độc nguy hiểm. Độc tố từ vi khuẩn sẽ được đưa vào máu và thường hình thành một lớp phủ dày, màu xám ở những vùng họng sau:
. Mũi
. Họng
. Lưỡi
. Khí quản
Trong một số trường hợp, những chất độc này còn có thể gây tổn thương các cơ quan khác, chẳng hạn như tim, não và thận. Điều này có thể dẫn đén các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
. Viêm cơ tim
. Bại liệt
. Suy thận
Yếu tố nguy cơ
Tại một số khu vực, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Châu Âu, tỉ lệ trẻ em được tiêm phòng bệnh bạch hầu chiếm đa số; vì vậy, số lượng ca nhiễm bạch hầu thường rất thấp tại những khu vực này. Tuy nhiên, bệnh bạch hầu vẫn còn khá phổ biến ở các nước đang phát triển, nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp. Ở những quốc gia này, trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 60 tuổi đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu, bao gồm:
. Không cập nhập lịch tiêm chủng đầy đủ và thường xuyên
. Du lịch hoặc làm việc tại quốc gia không có chương trình tiêm chủng bạch hầu
. Mắc các bệnh rối loạn hệ miễn dịch, chẳng hạn như AIDS
. Sống và sinh hoạt trong điều kiện vệ sinh kém hoặc đông đúc
Triệu chứng
Các dấu hiệu của bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong vòng hai đến năm ngày kể từ khi cơ thể bắt đầu bị nhiễm bệnh. Một số người không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, trong khi những người khác có các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm lạnh.
Một trong những triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh bạch hầu là xuất hiện những vệt dài và có màu xám trên amidan hoặc cổ họng. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể bao gồm:
. Sốt
. Ớn lạnh
. Sưng hạch bạch huyết ở cổ
. Ho
. Đau họng
. Xanh xao
. Tăng tiết nước bọt
. Cảm giác khó chịu
Một khi tình trạng nhiễm trùng tiến triển, các triệu chứng sau có thể bắt đầu xuất hiện:
. Khó thở và khó nuốt
. Ảnh hưởng thị giác
. Nói lắp
. Các dấu hiệu của sốt cao, chẳng hạn như da nhợt nhạt, ớn lạnh, đổ mồ hôi và nhịp tim nhanh
Trong trường hợp vệ sinh cá nhân kém hoặc sống ở những vùng nhiệt đới, bạn cũng có thể mắc bệnh bạch hầu trên da. Bệnh bạch hầu trên da thường gây loét và tấy đỏ ở những vùng da bị ảnh hưởng.
Chuẩn đoán
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng nhằm kiểm tra các hạch bạch huyết. Các bác sĩ cũng sẽ cần những thông tin như tiền sử bệnh và các triệu chứng bạn đang gặp phải.
Một dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh bạch hầu là lớp phủ xám tại vùng họng hoặc amidan. Nếu bác sĩ cần xác nhận chẩn đoán, họ sẽ lấy mẫu mô bị ảnh hưởng và yêu cầu xét nghiệm. Cấy dịch họng cũng có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh bạch hầu trên da.
Điều trị
Bạch hầu là một tình trạng nghiêm trọng, do đó bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nhanh chóng và tích cực.
Bước đầu tiên trong quá trinh điều trị là tiêm thuốc kháng độc tố. Thuốc kháng độc tố sẽ giúp cơ thể chống lại những độc tố do vi khuẩn tạo ra. Hãy lưu ý trao đổi với bác sĩ nếu bạn của nghi ngờ mình có thể bị dị ứng với thuốc. Bác sĩ có thể điều chỉnh lượng thuốc sử dụng sao cho phù hợp. Ngoài ra, thuốc kháng sinh, chẳng hạn như erythromycin hoặc penicilin, cũng có thể được chỉ định nhằm giúp chống nhiễm trùng.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ở lại bệnh viện để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Những người thân của bạn cũng có thể được yêu cầu dùng thuốc kháng sinh.
Phòng ngừa
Bệnh bạch hầu có thể được phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin.
Vắc xin phòng bệnh bạch hầu được gọi là DTaP. Loại vắc xin này có thể giúp phòng ngừa đồng thời bạch hầu, ho gà và uốn ván. Vắc-xin DTaP được tiêm trong vòng năm liều và được tiêm cho trẻ ở các độ tuổi sau:
. 2 tháng
. 4 tháng
. 6 tháng
. 15 đến 18 tháng
. 4 đến 6 năm
Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể bị dị ứng với vắc xin. Điều này có thể dẫn đến co giật hoặc nổi mề đay, sau đó sẽ tự biến mất.
Vắc-xin chỉ có tác dụng trong 10 năm, vì vậy trẻ sẽ cần được tiêm lại vào khoảng 12 tuổi. Đối với người lớn, nên tiêm vắc-xin kết hợp bạch hầu - ho gà - uốn ván một lần. Sau mỗi 10 năm, bạn sẽ được tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu (Td). Thực hiện các bước này có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu trong tương lai.
Để được tư vấn và khám chữa bệnh Bạch hầu, Bạn có thể liên hệ hotline 19001042 hoặc đến Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt để các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị cho Bạn
Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt - CS1 số 16 Lê Hồng Phong - Phường 4 - Đà Lạt - Lâm Đồng
CS2 số 5 Thống Nhất - Liên Nghĩa - Đức Trọng - Lâm Đồng
Cử nhân: Nguyễn Nhật Phúc
Theo Healthline
HỆ THỐNG TRUNG TÂM Y KHOA PASTEUR ĐÀ LẠT